Dự án Luật Thủ đô: Tránh hành chính chồng chéo

Dự án Luật Thủ đô: Tránh hành chính chồng chéo
TP - Sáng 15-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô, dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp QH tới.

Quy hoạch là nội dung cơ bản của Luật

“Cần quy định trong Luật cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý, thực hiện quy hoạch Thủ đô Hà Nội nhằm tạo cơ sở pháp lý để xây dựng Hà Nội trở thành một Thủ đô giàu đẹp, văn minh. Tham khảo pháp luật một số nước cho thấy, quy hoạch là nội dung cơ bản và chủ yếu của đạo luật này”- Chủ nhiệm UBPL Nguyễn Văn Thuận cho biết.

UBTVQH nhấn mạnh, thẩm quyền xây dựng, phê duyệt quy hoạch chung Thủ đô cần giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với UBNDTP Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung sau khi đã trình QH thảo luận, cho ý kiến (các tỉnh, thành phố khác không có thủ tục này). Quy định này nhằm thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Trung ương đối với quy hoạch Thủ đô Hà Nội.

Liên quan cơ chế di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô, Phó Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết: “Hiện có hai quan điểm đó là sau khi di dời sẽ bàn giao quĩ đất lại cho TP Hà Nội, nhưng khó khả thi, không khuyến khích được các đơn vị chuyển ra.

Để chống nhà “siêu mỏng, siêu méo”, Dự thảo qui định, khi triển khai các dự án giao thông TP Hà Nội phải đồng thời tổ chức thu hồi đất hai bên tuyến đường theo qui hoạch.

Tránh “hành chính tầng tầng lớp lớp”

Báo cáo giải trình tiếp thu của UBTVQH thống nhất với nhiều nội dung tờ trình dự án Luật, như cho phép Thủ đô được giữ lại toàn bộ phần thu ngân sách vượt chỉ tiêu; áp dụng các cơ chế phạt các hành vi vi phạm trong một số lĩnh vực cao gấp 2 lần qui định chung cả nước.

Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ Đào Trọng Thi lưu ý, những cơ chế đặc thù cho Thủ đô phải nằm trong khuôn khổ Hiến pháp và cần qui định rất cụ thể để có tính khả thi. Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Thu Ba lo ngại qui định về hạn chế nhập cư vào nội đô có thể gây khó khăn cho người dân, nhất là những người lao động tự do. Nếu dùng biện pháp hành chính như dự thảo để hạn chế dân cư sẽ không phù hợp, thực tế là không hiệu quả.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đề nghị Luật phải quy định rõ trách nhiệm quản lý đô thị của chính quyền thành phố. Qui định hiện nay có phần chồng chéo, có sự can thiệp sâu của Thủ tướng Chính phủ. Ông cho rằng “không nên để cấp trên làm thay thành phố”, tránh rơi vào tình trạng “hành chính tầng tầng lớp lớp”.

“Với cơ chế, chính sách như Dự thảo luật tôi chưa yên tâm” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nói. Để Luật Thủ đô có hiệu quả cần phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có mối quan hệ giữa Trung ương và chính quyền địa phương. Không thể duy trì tư duy theo nhiệm kỳ, về qui hoạch phải có một cơ quan Trung ương đủ thẩm quyền thực hiện, tránh tình trạng như từng xảy ra đó là việc dự kiến đặt trung tâm hành chính có lúc là Vĩnh Phúc, hay Ba Vì.

Vấn đề nổi cộm của Thủ đô là “nhà siêu mỏng siêu méo”, nhưng với những qui định hiện nay không phải không làm được, mà là có làm hay không mà thôi. “Nếu không chuẩn bị kịp, nên dừng lại, để có một Luật Thủ đô tốt hơn” - Ông Thuận nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị tiếp tục chỉnh sửa một số qui định liên quan đến tài chính, đất đai.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.