Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !"

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !"
TPO- "Ngư dân không chủ quan đâu, chỉ có chúng ta gây ra chủ quan cho họ, vì không thể dự báo trước đó mấy ngày. Trước đó nhiều ngày, các đài khí tượng quốc tế liên tục khẳng định bão sẽ đi lên phía Bắc. Thế sao chúng ta cứ chăm chăm là nó vào bờ?"

>> VP Chính phủ đề nghị Bộ TN-MT xem xét lại dự báo diễn biến của cơn bão số 1

Khách mời của chúng tôi :

- Th.S Lê Công Thành, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng & Thủy văn Trung ương

- GS.TS Đinh Văn Ưu, Khoa Hải dương học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Ông Trần Văn Ly, Trưởng phòng Kỹ thuật, Ban Kỹ thuật phát thanh, Đài Tiếng nói Việt Nam

- TS Vật lý Nguyễn Văn Khải

- Và đặc biệt từ đầu Đà Nẵng (VP đại diện báo Tiền Phong tại Miền Trung), chúng tôi có mời 3 thuyền trưởng tàu đánh cá của ngư dân vừa thoát nạn trở về tham gia bàn tròn trực tuyến này. Đó là:

1. Anh Đỗ Văn Xin, sinh năm 1966, địa chỉ: Phường Thanh Khê Tây - Quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng

Thuyền trưởng tàu : ĐNA 90152, Số thuyền viên trên tàu : 25.

Trong bão bão Chanchu, anh là người trực tiếp chỉ huy đội tàu của ngư dân cứu hộ những nạn nhân trên vùng biển xảy ra thảm hoạ.

2. Anh Phạm Văn Xinh, sinh năm 1969, địa chỉ: phường Thanh Khê Đông - Quận Thanh Khê – Đà Nẵng, Thuyền trưởng tàu : ĐNA 90189, Số thuyền viên trên tàu : 21

Anh Xinh đã tham gia cứu sống nhiều người và vớt nhiều xác nạn nhân trên biển sau cơn bão. 

3 .Anh Nguyễn Văn Xơ, sinh năm 1960, địa chỉ: phường Thanh Khê Đông - Quận Thanh Khê – Đà Nẵng, Thuyền trưởng tàu : ĐNA 90325, Số thuyền viên trên tàu : 27

Là người có mặt trên vùng biển trên nhưng cũng đã kịp thoát khỏi vùng tâm bão. 

Đến dự bàn tròn trực tuyến tại đầu HN, còn có hàng chục PV của nhiều tờ báo tại Hà Nội

Sau lời phát biểu khai mạc của Phó TBT báo Tiền phong Lê Xuân Sơn, ông Phạm Huy Hoàn, Chủ tịch Hội các nhà báo viết về môi trường mở đầu cuộc tọa đàm bằng một loạt các câu hỏi và hy vọng sẽ tìm được lời giải  sau cuộc tọa đàm này.

Đó là: Phải chăng công tác dự báo của chúng ta quá lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu? Sự thật công tác dự báo bão Chan chu như thế nào? Tỉ lệ sai sót của công tác dự báo Việt Nam so với quốc tế như thế nào? Công tác dự báo trong những năm tới ra làm sao?....

Ngay sau đó, GS. TS Đinh Văn Ưu, Giảng viên khoa Hải dương học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã lập tức vào cuộc bằng hàng loạt các chất vấn nóng bỏng dành cho người đứng đầu Trung tâm Dự báo Khí tượng & Thủy văn Trung ương - ông Giám đốc Lê Công Thành. Ông nói :

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 1
GS. TS Đinh Văn Ưu

Chúng ta cần nhìn ra thực trạng của công tác dự báo và khắc phục nó.  Dự báo bão của VN hiện nay mới phục vụ cho đất liền, chứ không phải trên biển.

Điều này hoàn toàn không phù hợp. VN đã tham gia Công ước về luật biển năm 1982, vì thế chúng ta cần phải đảm an toàn không chỉ vùng biển tại VN mà còn các vùng biển của các quốc gia lân cận.

Quán triệt điều này, chúng ta cần phải thay đổi quy trình dự báo, không thể dự báo trong 24 giờ được, bởi như thế là quá ngắn. Cần xác định mục tiêu dự báo để phục vụ nhân dân. Mùa này là mùa thuận lợi cho đánh bắt cá, nhất là vùng biển phía Bắc. Do đó ngư dân ra khơi nhiều. Hiện công tác dự báo chưa xác định đúng đối tượng là nhưng ngư dân này và chưa dự báo phục vụ cho chính họ.

Theo tôi,  khâu thu thập, xử lý số liệu cũng có vấn đề.

Qui trình dự báo thời tiết hiện hành của chúng ta chủ yếu mới chỉ phục vụ cho phần đất liền, gần như bỏ qua phần trên biển. Chúng ta dự báo thời tiết hằng ngày nhưng vùng chủ quyền Trường Sa không nêu. Rõ ràng cần phải thay đổi qui trình dự báo, phải xác định được mục tiêu dự báo là gì, phục vụ ai?

Từ quan điểm đó, với cơn bão Chanchu, chúng ta chỉ quan tâm đến việc nó có đổ bộ vào đất liền hay không chứ không quan tâm đến vùng biển. Tôi rất ngạc nhiên khi trung tướng Nguyễn Đức Soát (phó chủ tịch thường trực Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn) phát biểu rằng cả ngư dân và những người tham gia phòng chống bão lụt đều chủ quan.

Ngư dân chúng ta không chủ quan đâu, chỉ có chúng ta gây ra chủ quan cho họ vì chúng ta không thể dự báo trước đó mấy ngày. Chúng ta chỉ dự báo cơn bão đổ vào VN và có công điện của Chính phủ yêu cầu từ Quảng Ninh đến Phú Yên sẵn sàng đối phó trong khi trước đó nhiều ngày và rất nhiều ngày sau, các đài khí tượng quốc tế liên tục khẳng định bão sẽ đi lên phía bắc. Thế sao chúng ta cứ chăm chăm là nó vào bờ?

Chúng ta đều biết ngư dân đánh cá ở đâu, nhưng lại nói “ngạc nhiên rằng không biết dân ở ngoài biển”. Mùa này là mùa thuận tiện nhất để ngư dân đi đánh bắt trên biển, đặc biệt đối với khu vực phía bắc biển Đông. Do đó, nếu chúng ta không dự báo cho họ thì chúng ta dự báo cho ai?  

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 2
Thạc sĩ Lê Công Thành

Trả lời chất vấn của GS TS Ưu, Thạc sĩ Lê Công Thành, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương nói :

Từ ngày 15-5, chúng tôi phát tin bão chuyển hướng lên phía bắc, sau đó hai ngày chúng tôi không nhận được một thông tin phản hồi nào là có đồng bào trên vùng biển mà bão hướng tới. Có lẽ không chỉ chúng tôi mà nhiều người trong chúng ta cũng bất ngờ với thông tin này.

Thứ hai, rõ ràng trên đất liền chúng ta cố gắng nhiều, nhưng để có được số liệu quan trắc khí tượng thủy văn trên biển thì đó là điều hoàn toàn không dễ dàng. Chúng ta mới chỉ có một số trạm quan trắc ở trên một số đảo gần bờ, còn những nơi trên biển xa thì quả thật chúng ta rất khó có số liệu quan trắc.

Hai vấn đề GS Đinh Văn Ưu nêu ra tôi xin trả lời: Nếu không xác định được đối tượng phục vụ của chính mình thì chắc chắn là thiệt hại sẽ rất lớn.

Là những người làm công tác dự báo khí tượng thủy văn chúng tôi sẽ là những người chịu trách nhiệm.

Sau khi dự báo của Nhật Bản đưa ra thông tin cơn bão di chuyển lên phía Bắc, ngày 15/5,  chúng tôi đã phát bản tin đưa thông tin này. Nhưng 2 ngày sau đó chúng tôi không nhận được thông tin về có ngư dân ở trên biển từ các cơ quan có liên quan. Nếu ngày 15/5 có thông tin về việc có ngư dân của chúng ta trên biển thì chúng tôi đã có cách xử lý khác.

GS.TS Đinh Văn Ưu: Chúng ta có vấn đề ở người quyết định đưa ra dự báo. Không có lý gì mà trong 4-5 ngày liền người ta đưa thông tin đấy (bão đi lên phía bắc), có cơ sở khoa học để khẳng định hẳn hoi mà chúng ta nói theo hướng khác thì không thể được. Nếu là sinh viên của tôi thì tôi đã đánh trượt về phương pháp luận.

Thạc sĩ Lê Công Thành : Là những người làm dự báo, chắc chắn chúng tôi có theo dõi, thu thập và xử lý một cách có khoa học các thông tin từ các trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trong khu vực và quốc tế mà điển hình là các trung tâm dự báo của Nhật Bản, Mỹ.... Chúng tôi hiện đang theo dõi rất nhiều trung tâm dự báo trên thế giới.

Còn vì sao chúng ta không báo cho ngư dân dựa trên những thông tin từ các trung tâm nói trên thì tôi xin khẳng định là công tác dự báo bao giờ cũng có sai số. Càng dự báo xa thì độ chính xác càng giảm.

Dự báo trên 24h sai số sẽ là trên dưới 100 km. Còn nếu dự báo trên 48 h thì sai số sẽ là 200-250km và trước 72 h thì sai số sẽ là 400-450 km. Khi bão Chanchu bắt đầu đi vào biển Đông thì chúng tôi phát tin bão xa.

Khả năng của chúng tôi hiện nay là chỉ có thể dự báo trong khoảng thời gian 24h. Trong các bản tin của chúng tôi thường có câu: “Dự báo trong 24 tới...”.

Bởi vậy thông tin một tờ báo nói khi các đài khí tượng nước ngoài phát đi dự báo là bão sẽ chuyển hướng đi lên phía Bắc thì chúng tôi vẫn dự báo hướng Tây - Tây Bắc, hiện tượng đúng là như vậy. Bởi người ta dự báo 48 hoặc 72 giời tới, còn chúng tôi chỉ dự báo trong 24 giờ tới. Trong 24 giờ sau khi chúng tôi phát dự báo thì đúng là bão vẫn đi theo hướng Tây - Tây Bắc.

Khi chúng tôi phát bản tin bão di chuyển về hướng Tây - Tây bắc thì bản tin chỉ có giá trị trong vòng 24h.

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 3
GS.TS Đinh Văn Ưu: Anh Thành đưa ra một số dự báo riêng rẽ nhưng thực tế Trung tâm dự báo Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đưa ra dự báo mang tính tổng hợp. Họ dựa vào ít nhất một chục mô hình dự báo khác nhau và đấy là cơ quan có trách nhiệm của Hoa Kỳ về toàn bộ vùng Tây Thái Bình Dương và biển Đông nên dự báo đó không thể là đại diện cho một mô hình.

Theo tôi, vấn đề dự báo đúng hay sai nên để cho một hội thảo khoa học. Vấn đề bây giờ là chúng ta có nhận thấy qui trình dự báo của chúng ta có vấn đề hay không? Nếu có thì phải thay đổi. Vấn đề nữa là chúng ta đã làm đủ trách nhiệm chưa? Chúng ta chưa quan tâm tới dự báo biển, mới chỉ quan tâm tới dự báo đất liền mà dự báo biển không quan tâm thì làm sao chúng ta dự báo được.

Đến với bàn tròn trực tuyến này, GS TS Đinh Văn Ưu đã mang sẵn hàng tập tài liệu để chứng minh cho luận điểm của mình. Ông đã bác bỏ những giải thích của ông Thành - Giám đốc TT Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương. Tuy nhiên trước hàng trăm câu hỏi bức xúc của độc giả TPO, chúng tôi đã phải chủ động đề nghị các vị khách mời dành thời gian còn lại cho việc trả lời trực tiếp những chất vấn của bạn đọc.

Thưa ông, khi nói đến dự báo thời tiết, tôi nghĩ chúng ta phải đưa ra tất cả các tình huống của thời tiết. Tại sao tất các đài trong khu vực đều cảnh báo sự đổi hướng của cơn bão trước đó nhiều ngày mà chúng ta không sử dụng thông tin đó? Phải chăng chúng ta sợ dự báo sai? Tại sao chúng ta không chịu tham khảo các đài trong khu vực? (Vũ chí thành; thanhvc@togi.com.vn)

Thạc sĩ Lê Công Thành, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương:

Vì nếu theo dõi thường xuyên các cơn bão thì sẽ thấy các trung tâm quốc tế cũng có những trường hợp dự báo sai. Ví dụ như: Cơn bão số 6 năm 2005. Các thông tin không thể đưa ra khi không biết chắc chắn sai số của nó. Sai số lớn thậm chí còn gây thêm tai họa.

Thưa GS Đinh Văn Ưu, Ở khoa GS đang công tác, sinh viên có được đào tạo để dự báo bão dài hạn (trên 48 giờ) hay không? Nếu có thì  trình độ dự báocủa họ đến đâu? Vì chính họ đang là những người làm công tác dự báo tại Trung tâm Quốc gia dự báo khí tượng thuỷ văn.

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 4
GS Đinh Văn Ưu

Giáo sư nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình? Thưa giáo sư, để nói điều không đúng của người khác dễ hơn nhiều lần nói về những điều không đúng của mình.(nguyen, Email: nqt-2@yahoo.com).

GS.TS Đinh Văn Ưu:

Việc đào tạo dự báo dài hạn là một nội dung được triển khai ở trường, tuy nhiên dự báo biển chưa được quan tâm đúng mức, do đầu tư về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này ở VN còn hạn chế.

Hiện nay, những người vào học ngành thủy văn thường không phải là sinh viên giỏi, nên khả năng của đầu ra còn hạn chế. Chất lượng đào tạo sinh viên ngành này chưa cao.

Những cố gắng của tôi cũng chỉ ở mức độ cá nhân. Cần có được những thay đổi trong chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên ngành dự báo biển.

Biện pháp khắc phục những sai sót nói trên ra sao để những ngư dân không gặp phải tình trạng tương tự trong tương lai?(Nguyen Diem Quynh, Quynhdiem@yahoo.com tuổi, Hanoi)

TS Nguyễn Văn Khải:

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 5
TS Nguyễn Văn Khải

Không chỉ là vấn đề cảnh báo bão mà còn là vấn đề chạy trốn khỏi bão. Đây là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, vì với những thông tin của các thiết bị đo đạc của các đầu khí tượng thủy văn khác, cơ quan chức năng sẽ hướng dẫn mọi người, trong đó có ngư dân trên biển tránh nạn

Hiện nay, với trình độ khoa học của thế giới, nhièu nước đã có vệ tinh viễn thám, chúng ta hoàn toàn có khả năng để mua và phóng những vệ tinh viễn thám lên không trung để nghiên cứu khí tượng thuỷ văn, dự báo thời tiết hoặc ứng dụng vào những vẫn đề khác.

Trên các tàu của chúng ta, sẽ phải có nhiều các thiệt bị thông tin tầm xa. Trên các tàu đánh cá xa bờ, các thuyền viên đều phải được huấn luyện sử dụng chúng. Và ở thế kỷ này, có lẽ chúng ta nên chấm dứt dùng các tàu thuyền băng gỗ hoặc nhỏ để đi đánh cá xa bờ ở khoảng cách 2.000km.

Đặc biệt, khi xảy ra bão biển, hoặc sóng thần, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Đài tiếng nói Việt Nam cần phải thông tin nhiều hơn và dùng máy có tần suất lớn hơn để thông tin cho bà con.

Có ngư dân đã nói, do bí mật ngư trường, nên có người không muốn thông báo nơi mình đang đánh cá, đây là điều hạn chế cho cứu nạn nếu xảy ra biến cố. Theo tôi, ngư dân có thể giấu các đội thuyền khác nhưng cũng cần thông tin cho một cơ sở tin cẩn nào đó, giống như trong một số giấy tờ, chúng ta thường ghi "Khi cần báo tin cho ai...".

Cơn bão Chanchu đã để lại biết bao đau thương cho ngư dân vùng biển miền Trung, trong đó ngư dân Quảng Nam quê tôi chiếm số đông, thiệt hại về tàu thì ít hơn Đà Nẵng và Quảng Ngãi, nhưng thiệt hại về người thì vô cùng lớn, đa số là những con người vùng quê nghèo đi làm thuê cho các tàu ở Đà Nẵng, đau đớn thay hơn 130 người vẫn không tìm thấy xác.

Tôi vẫn không hiểu vì sao công tác dự báo thời tiết của chúng ta lại chậm hơn các nước khác đến như vậy. Do quy chế ư? Những con người làm dự báo thời tiết ít nhiều liên quan đến địa lý, gió, bão, biển.... Tại sao họ không nghĩ được mùa này các tàu đánh cá tập trung ở phía bắc để mưu sinh?

 Không có sự phối hợp của Bộ Thủy sản ư? Đừng nên trách người hãy tự trách mình để hoàn thiện. Trung tâm dự báo thời tiết khí tượng thủy văn Trung ương sẽ làm gì để mang lại quyền được thông tin tốt nhất đến người dân trong việc phòng tránh các cơn bão số 2, 3, .... sau này? (Trần Văn Hậu, Email: hautv@quangnam.gov.vn)

Thạc sĩ Lê Công Thành, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương:

Tôi rất đồng ý với bạn. Chúng tôi sẽ ngay lập tức liên hệ với các cơ quan chức năng để có được những thông tin về hoạt động trên biển nói chung và đánh bắt thủy sản nói riêng.

Tại đầu cầu Đà Nẵng (VP đại diện báo TPkhu vực miền  Trung), 3 vị khách mời của chúng tôi - những vị thuyền trưởng quả cảm vừa thoát nạn, tự cứu mình và cứu đồng nghiệp trở về cũng đang bắt đầu giao lưu với bạn đọc. 

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 6
3 thuyền trưởng và Nhà báo Ngọc Tuấn (người đang đánh máy)  tham gia giao lưu cùng bạn đọc từ đầu cầu Đà Nẵng

Hỏi : Thưa thuyền trưởng Đỗ Văn Xin, xin anh cho biết cụ thể diễn biến của bão từ những phút đầu tiên như thế nào ?

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 7
THuyền trưởng Đỗ Văn Xin (bên trái) tại đầu cầu Đà Nẵng.

Anh Đỗ Văn Xin: Lúc 14h45 ngày 12/5.2006, chúng tôi đang ở toạ độ 20.40 độ Bắc - 117.20 độ Kinh Đông nghe tin từ đài Thiên văn Bạch Long Vĩ thông báo có một cơn bão tại vị trí 12.7.00 độ Bắc, - 123 độ kinh Đông di chuyển về hướng Tây-Tây Bắc, mỗi giờ đi được 12-17 km. Chúng tôi liền di chuyển về hướng Bắc (ngược cơn bão).

Đến sáng ngày 13/5 chúng tôi nằm ở 20.30 độ Bắc – 116.47 độ kinh Đông, và neo tại đó. Đây là đảo Đông Sa. Chúng tôi neo tại đây 1 ngày, 1 đêm để tránh bão. Sáng hôm sau nghe đài BLV lại báo bão đang ở 18.7 độ Bắc-114.7 độ Kinh Đông, nghĩa là bão đang hướng vào bờ theo Bắc – Tây Bắc và Bắc. Chúng tôi nghe vậy vẫn yên tâm bão đang vào bờ, nên đưa tàu vào vịnh Đông Sa để cho êm gió.

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 8
Thuyền trưởng Phạm Văn Xinh từ đầu cầu Đà Nẵng.
Lúc này chúng tôi có 29 tàu của Đà Nẵng và 9 tàu của Quảng Ngãi. Mọi người vẫn vui vẻ, yên tâm chờ hết bão để tiếp tục hành nghề. Chiều ngày 15/5, chúng tôi bắt đầu thấy gió mỗi lúc một mạnh.

Lúc đó (14h45’ ngày 15/5), chúng tôi nghe đài BLV báo bão vẫn di chuyển về hướng Bắc. Nhưng không ngờ, lúc 23h15’ thì bão bất ngờ ập đến nơi chúng tôi đang neo đậu tại đảo Đông Sa. Từ 11 h đêm đến 4 h sáng gió giật cấp 10, và từ đó trở đi gió giật cấp 12 và trên 12.

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 9
Thuyền trưởng Nguyễn Văn Xơ tại đầu cầu Đà Nẵng
Chúng tôi lúc đó bị động hoàn toàn, và đành thúc thủ chịu trận. Lòng biển lúc đó xoáy và hút dữ dội, làm lật nhiều tàu. Khi dứt bão lúc 10 giờ đêm, thì nhìn lại xung quanh chỉ còn lại đội tàu 29 chiếc của Đà Nẵng chỉ còn 11 chiếc.

Chúng tôi vẫn phải neo đó, đến sáng hôm sau 16/5 thi anh em bắt đầu chia nhau bủa đi tìm đồng đội mất tích theo phạm vi lòng vịnh. Không phát hiện đựoc tàu nào cả, đến 8h chúng tôi nghe Icom liên lạc giữa anh em với nhau và biết đã có một số tàu bị bứt neo trôi dạt ra bên ngoài đảo, trong đó chỉ liên lạc được với 5 chiếc. Trong đó có tàu DNa 90189 của thuyền thưỏng Phạm Văn Xinh.   

Xin các ông cho biết :  Quy chế báo bão do Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn QG tham mưu ban hành có phù hợp hay không ? Nếu không, có kế hoạch sửa đổi hay không ? Vì mùa mưa bão đã đến rồi. Mở rộng hơn nữa, xin các ông cho ý kiến về cơ chế : các cơ quan quản lý "tự" làm qui chế cho mình. Xin cám ơn.(Nguyễn Thành, 26 tuổi, 25 Nguyễn Trãi, TP Huế)

TS Nguyễn Văn Khải: Ta thường nói Dự báo xa và Tin bão gần. Theo tôi, không thể nói như vậy được, bởi như cơn bão Chanchu vừa rồi, bão cách bờ 1.000km , là xa với bờ, nhưng lại là gần và thậm chí là ở ngay trên đầu ngư dân Việt Nam đang đánh bắt ở đó. Cho nên chúng ta nên nói cụ thể ở kinh độ nào, vĩ độ nào, tốc độ gió bao nhiêu km/giờ... và đặc biệt là trên tất cả các tàu thuyền cần phải có các bản đồ địa lý chi tiết cho các ngư trường mà tàu đang hoạt động.

Tên: Nguyen Thanh Trung, Email: ntchung_stctng@yahoo.com

Neu nhu khong co con bao Chanchu, nhieu nguoi dan cung da khong may tin vao nh­ung du bao thoi tiet cua VietNam. Du bao mua thi van nang, bao nang thi van mua. Tuy nhien no cung chang anh huong nhieu den cuoc song hang ngay. Nay xay ra con bao Chanchu moi thay hau qua cua viec du bao thieu chinh xac la vo cung lon, khong the khac phuc duoc. 

Nhung hau qua nay thuc ra co the tranh khoi neu nhu:

 - Cong tac du bao thoi tiet cua Viet Nam khong bi lac hau qua xa so voi cac nuoc trong khu vuc: Tai sao gan nhu khong co tau thuyen nao cua cac nuoc trong khu vuc bi chim, khong co ai bi chet mac du ho cung ra khoi danh bat ca nhu nhung ngu dan cua chung ta, tham chi tau ho con to hon, nguoi nhieu hon?

- Tai sao du bao cua cac nuoc doi voi duong di cua bao Chanchu la khong dot ngot (ho da biet truoc) ma du bao cua ta lai bat ngo truoc duong di cua bao? - Tai sao du bao cua Hong Kong (toi 12/5) noi bao da chuyen huong khong vao VietNam ma du bao cua ta mac du cham sau Hong Kong gan 2 ngay (sang 14/5) van noi bao ChanChu se tiep tuc tien vao VietNam?

- Trach nhiem ve hau qua cua con bao ChanChu bay gio thuoc ve ai, hay ai chet, ai doi nguoi ay phai chiu, hay loi tai ong Troi? - Hay bao nhung nguoi lam cong tac du bao thoi tiet o Viet Nam ve Da Nang chung kien dau thuong , tang toc va hoi xem ai gay nen nhung tham hoa nay?

GS.TS Đinh Văn Ưu: Do nhiều khâu khác nhau, chưa bảo đảm được thông tin, vì thế điều chúng ta quan tâm là giảm thiểu được thiệt hại. Ngành dự báo dã làm hết sức mình rồi, nhưng bó buộc quy chế dự báo 24 tiếng, vấn đề là thay đổi quy chế này. Nếu cần bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi - Đinh Văn Ưu theo địa chỉ email  uudv@vnu.edu.vn

Trong lịch sử công tác dự báo của Việt Nam có bao nhiêu lần ta đã dự báo sai?

Thạc sĩ Lê Công Thành :  Về dự báo bão chúng ta nhớ lại năm 2005 mới đây thôi cũng đã có những cơn bão rất lớn. Năm 2005, các lực lượng đã phối hợp với nhau rất tốt và thiệt hại đã được giảm thiểu tối đa. Điển hình là cơn bão số 6 mới đâu, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TW đã có mặt tại nơi cơn bão xảy ra để chỉ đạo công tác phòng chống.

Mỗi khi một trung tâm trên thế giới đưa ra một bản tin dự báo thì có nghĩa họ đã tổ hợp thông tin của từ 10-15 trung tâm dự báo khác nhau trên thế giới. Dự báo bão trong vòng 24 tiếng của Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương đã bám sát được diễn biến của cơn bão. Về sai số trong dự báo bão: Chúng ta đánh giá sai số trung bình của Việt Nam là 79 km và sai số của Nhật Bản là 49 km. Với những cơn bão có quỹ đạo đặc biệt thì sai số sẽ khác hơn.

GS.TS Đinh Văn Ưu: Tôi khẳng định một điều cơn bão số 6, tôi có tất cả lưu dự báo của nước ngoài, TT dự báo của Mỹ. Tức là cơn bão đó đã có dự báo trước.

Cơn bão gây tai họa nhất, chính là cơn bão số 5/1997, đổ vào Cà Mau và Kiên Giang, gây thiệt hại rất nhiều. Nhưng đó là cơn bão cuối vụ, không giống cơn bão đầu vụ Chanchu này.

Xin đại diện của Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết sóng của Đài có phủ tới vùng biển ngư dân gặp nạn hay không?

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 10
Ông Phạm Văn Ly

Ông Phạm Văn Ly, Trưởng phòng  Kỹ thuật phát thanh, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) :

Tôi xin khẳng định rằng sóng của Đài Tiếng nói VN có phủ sóng tới vùng Biển Đông. Mặc dù chúng tôi chưa có điều kiện đặt chân tới đó, nhưng chúng tôi vẫn có thông tin từ những ngư dân khi họ gửi thư tới Ban bạn nghe đài. Vì vậy chúng tôi cũng có thể biết được sóng có tới được những vùng biển đó hay không.

Công việc này đã được  chúng tôi tiến hành từ nhiều năm nay, thậm chí các ngư dân cũng đã nghe rõ các buổi tường thuật bóng đá trong nước và quốc tế.

Cuối tháng 3, Đài có cử đoàn kỹ thuật tới đảo Trường Sa và được biết là sóng Đài có phủ sóng tới đó và chỉ cần dùng loại đài giá mấy chục ngàn đồng đã có thể nghe được. Còn nếu hiện nay, các thuyền đánh cá đều  dùng ICOMM thì nghe quá tốt rồi.

Tuy nhiên cũng cần chú ý, tuy có sóng, nhưng  vấn đề có nghe được hay không thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố  khác, chẳng hạn như nguồn nhiễu. Nhiều khi sóng khỏe, nhưng vẫn không nghe được vì bị nhiễu.

Yếu tố thứ 2 cũng ảnh hưởng tới nguồn thu là chất lượng máy thu.

Ngoài ra, Đài Tiếng nói VN là đài phát thanh quảng bá, có nghĩa là phát cho mọi đối tượng, không có tính chất bắt buộc. Còn nếu có chương trình dự báo cho ngư dân, thì phải có tính chất bắt buộc.

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 11
Đường đi của cơn bão Chanchu (cơn bão số 1) do Thạc sĩ Lê Công Thành, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương cung cấp trong buổi giao lưu. Đường dài nhất, vào đến tận lục địa Trung Hoa là đường đi thực của cơn bão. Còn các đường khác là dự báo của một số đài khí tượng trong khu vực...

Tại sao ngư dân của mình khi đánh bắt xa bờ chỉ có thể liên lạc với đài Bạch Long vĩ để biết về tin của cơn bão và gần như bản tin thông báo bão không có gì thay đổi từ ngày 9/5 đến 16/5?(Nguyen Diem Quynh, Quynhdiem@yahoo.com tuổi, Hanoi)

Ông Phạm Văn Ly:  Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi thông tin dự báo thời tiết của Nha khí tượng thủy văn. Tôi khẳng định, khu vực Bạch Long Vỹ bắt không những được một sóng mà nhiều sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam. Còn vấn đề có bắt được sóng hay không thì còn phụ thuộc vào những nguyên nhân như tôi vừa nêu.

Thưa ông Thành, đã rõ một số thực tế là thảm họa Chanchu đã xảy ra; năng lực dự báo của chúng ta chỉ trong 24 h; và dù có dự báo thì cũng không chắc thông tin đó có được chuyển tải tới ngư dân hay không. Tuy nhiên, với tư cách là người đứng đầu Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương, ông định là gì để trong các cơn bão tới đây những thảm họa như thế này không tái diễn?

Thạc sĩ Lê Công Thành: Đúng là chúng ta đều rất đau lòng về những gì đã xảy ra. Nhưng chúng ta cần phải hướng về lâu dài. Trước mắt chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan để đưa ra những dự báo chính xác giúp giảm thiểu tối đa những thiệt hại về người và của.

Chúng tôi cũng cố gắng ngay trong cơn bão số 2, trên  website của Trung tâm cũng như trong những bản tin dự báo phát trên truyền hình chúng tôi sẽ có những bản tin dự báo trong 48h.

Điều thứ ba tôi muốn nói đó là sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc phòng chống lụt bão. Mỗi khi có bão, lũ, chúng tôi đều có những văn bản cụ thể. Nhiều người nói rằng chúng tôi có những văn bản với những lời lẽ cân nhắc kỹ lưỡng nhằm trốn tránh trách nhiệm. Nhưng trong thực tế không phải như vậy. Đối với cơn bão Chanchu này thì chúng tôi biết trao đổi với ai do chúng tôi thực sự không biết có các ngư dân trên biển.

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 12
Hàng chục  nhà báo đã đến theo dõi và đưa tin

Thưa thầy Đinh Văn Ưu, tại sao thầy lại khẳng định nghành Khí tượng thủy văn của ta  lạc hậu 40-50 năm so với thế giới trong khi Đảng và Nhà nước ta cho rằng chúng ta chỉ còn lạc hậu 20-30 năm so với thế giới trong tất cả các lĩnh vực?

 Nếu lạc hậu thật, là một thầy giáo có nhiều năm trong nghề, thầy có cảm thấy mình có một phần trách nhiệm hay không và cách khắc phục như thế nào ?(Hoà, 27 tuổi, Số 4 Đặng Thái Thân)

GS.TS Đinh Văn Ưu: Tôi phải khẳng định đây là lạc hậu về thông tin dự báo thời tiết, trong đó có việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chứ không phải lạc hậu về trình độ.

Tôi xin được hỏi GS.TS Đinh Văn Ưu: Vấn đề dự báo của ta như vậy mà để tồn tại hàng năm nay, đến bây giờ khi người dân miền Trung phải gánh chịu hậu quả năng nề, các nhà khoa học mới nói đến khâu dự báo của ta lạc hậu,cũ kỹ.... thì biết khi nào ta có thể đổi mới được? (Mai Quốc Khánh, 30 tuổi, Đồng Hới - Quảng Bình)

Tôi phải nói lại là khâu dự báo của chúng ta không quá lạc hậu và cũ kỹ mà ở chỗ do quy chế đưa ra dự báo bão còn hạn chế (Chỉ dự báo trong vòng 24 tiếng).

Hỏi: Thưa các thuyền trưởng, như vậy là các anh thoát chết chỉ vì may mắn, chứ không phải vì “chống lại” thông báo bão của khí tượng để chạy sang hướng khác ?

- Đúng vậy, chúng tôi sống là do gặp may, quá may mắn, chứ chúng tôi khi đó vẫn nghe theo tin của bên khí tượng và nằm tại đó chờ bão qua. Nhưng cũng phải nói rằng khi đó chúng tôi rất khó nghe rõ thông báo vì âm thanh không rõ, ngay từ đầu tới cuối, sau đó phải nghe đài Tiếng nói VN thì mới nghe được.  

Xin hỏi anh Đỗ Văn Xin, một số người cho rằng nếu chặt bỏ dàn câu mực và vứt bỏ mực đã câu ngay khi gặp bão thì sẽ hạn chế được thấp nhất tổn thất về người và tàu, nhưng chủ tàu không thực hiện do sợ tổn phí cao?(Ngô Việt Cường, 38 tuổi, 114 Nguyễn Tri Phương ĐN)

Anh Đỗ Văn Xin: Bạn Cường à, tất cả anh em chúng tôi khi đó không ai nghĩ đến tài sản đâu, mà chỉ nghĩ đế tính mạng con người, của chúng tôi và của tất cả những người bạn trên tàu. Chúng tôi không hề phân biệt giữa chủ tàu và những người đi cùng. Tất cả đều như vậy. 

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 13
Thuyền trưởng Phạm Văn Xinh (phải) và PV báo TP từ đầu cầu Đà Nẵng
Xin chào anh, thuyền trưởng Đỗ Văn Xin. Khi đọc bài báo viết về anh, tôi thực sự cảm phục anh. Anh là một người anh hùng. Xin được hỏi anh, cảm xúc của anh khi đặt chân vào đất liền sau những ngày kinh hoàng trên biển.(Hà Ngọc, 26 tuổi, Hà Nội)

Anh Đỗ Văn Xin: Bạn Hà Ngọc, thật khó diễn ra cảm xúc của anh em chúng tôi. Chúng tôi vui vì đã sống sót. Nhưng đã khóc khi nhìn xác những đồng đội của chúng tôi nằm trên thuyền, và còn biết bao nhiêu đồng đội khác vẫn đang trôi dạt trên biển không biết sống chết thế nào.  

Bao giờ Việt Nam có vệ tinh theo dõi và dự báo thời tiết riêng? Theo tôi, nếu đầu tư vài chục triệu đô-la mà tránh được những thiệt hại to lớn như trận bão Chanchu vừa qua thì đánh đầu tư quá phải không? Xin cám ơn. (Trịnh Việt Dũng, 33 tuổi, 97 Võ Văn Tần P.6 Q.3 Tp.HCM).

GS.TS Đinh Văn Ưu : VN đang triển khai dự án này và hy vọng từ năm 2008 chúng ta có được các thông tin dự báo thời tiết từ vệ tinh. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn sử dụng các thông tin từ vệ tinh của các trung tâm quốc tế và khu vực.

Kính gởi ông Lê Công Thành: Tôi có một đề xuất nhỏ gởi đến ông là dự báo không nên dùng từ TIN BÃO XA HAY TIN BÃO GẦN vì tin bão xa tức là gần với ngư dân vùng biển nên khi người dân cứ nghe bão xa là họ tắt máy máy không nghe nữa, vậy tôi muốn nói là sửa lại sao cho nó hợp lý hơn để người dân ta hiểu rõ. (nguyễn văn minh, 30 tuổi, thành phố đà nẵng)

Thạc sĩ Lê Công Thành: Quốc gia nào cũng vậy đều có những cấp cảnh báo nguy hiểm tùy theo khoảng cách đến lãnh thổ của nước đó vì mục tiêu bảo vệ cho số đông dân trên đất liền.

Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng bằng vị trí của tàu trên biển và theo dõi liên tục tọa độ của cơn bão trong các bản tin dự báo, bà con ngư dân đi biển sẽ đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của cơn bão với tàu của mình. Nếu thay đổi chúng ta sẽ không biết nói sao với từng ngư trường ở cách xa nhau.

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 14
Thạc sĩ Lê Công Thành

Tôi muốn hỏi Ông Lê Công Thành : Nhìn vào bản đồ dự báo bão của Trung tâm KT-TV Việt Nam và các Trung tâm khí tượng khu vực, ông có thấy công nghệ dự báo của mình lạc hậu không? và lạc hậu bao nhiêu thế hệ (bao nhiêu năm)? có cách nào khắc phục và nâng cấp không?

Có phải Trung tâm đã đưa thông tin "rùa" không kịp thời hay Trung tâm chỉ làm công tác "thông báo bão" CHANCHU? Có lẽ cần phải xem lại đội ngũ nhân sự làm công tác dự báo khí tượng - thủy văn, ông thấy có đúng không? Xin chân thành cám ơn ông đã trả lời câu hỏi!(Bui Thanh Giang, 32 tuổi, Hải Phòng)

Thạc sĩ Lê Công Thành: Nên xem xét các bản đồ này một cách cụ thể. Nếu chúng ta dự báo bão quá lạc hậu như vậy, chắc trong một số năm vừa qua (ví dụ như 2005) chúng ta đã có thể hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất như vậy.

Trình độ dự báo 24h của Việt Nam hiện nay ở mức trung bình và trên trung bình của thế giới. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể dự báo 48 h một cách chính xác.

Để đạt được kết quả như vừa qua, đội ngũ dự báo khí tượng thủy văn chắc chắn cũng đã đạt được một trình độ nhất định.

Tôi tiếp tục câu hỏi về việc thành lập một Uỷ ban điều tra độc lập về thảm hoạ Bão Chanchu. Mục đích khi là khi có kết luận của Uỷ ban thì những vấn đề sai lầm về hệ thống thì sửa hệ thống, về con người thì thay đổi con người, cuối cùng là nhằm một mục tiêu cao nhất: Đừng để những thảm hoạ như vừa rồi xẩy ra.

Công thì ai cũng nhận (hình như ngành khí tượng mới được huân chương), đến khi có thảm hoạ thì đùn đẩy nhau, chỉ tội những em nhỏ con của những người đi biển xấu số, chúng chẳng có huân chương nhưng có đầy sự đau khổ mà không biết ai gây cho chúng, tại trời chăng?(Anh Tuấn, 30 tuổi, Khâm Thiên, Hà nội)

GS Đinh Văn Ưu : Theo tôi, chúng ta cần phải có đánh giá một cách khoa học về quy trình dự báo cũng như các thông tin đưa ra về cơn bão Chanchu và khả năng giảm thiểu các thiệt hại do bão gây nên.

Từ đó, có thể đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi quy chế của dự báo, cơ chế phối hợp giữa các bên có liên quan và đầu tư nghiên cứu dự báo biển trong thời gian tới.

Xin các thuyền trưởng cho biết, phương tiện liên lạc hàng hải của các anh là loại gì ? (Việt Nguyễn)

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 15
Thuyền trưởng Xơ
Anh Xơ : Phương tiện liên lạc của chúng tôi là ICOM - máy vô tuyến có thể liên lạc trên 1000 hải lý, nghe rất tốt. Máy ICOM tàu nào cũng trang bị, giá khoảng 12 triệu đồng, mua rất dễ.

Tuy nhiên tôi kiến nghị chất lượng âm thanh của đài Bạch Long Vỹ nghe không rõ, tiếng được tiếng mất. Sau đó chúng tôi phải nghe qua Đài TNVN.

Nhưng đài TNVN chỉ báo khi hướng bão đã thay đổi. Ví dụ lúc 1h khuya có bão, thì 6h30 giờ sáng mới báo hướng đi của bão, thì đã muộn.

Và thông tin của các Đài duyên hải như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang ... thường dự đoán trật hướng đi của bão, và sau đó chúng tôi không nghe các đài này nữa  

Chúng tôi được biết hiện nay không phải Trung tâm Dự báo KTTV QG trực tiếp phát các bản tin dự báo thời tiết  lên sóng truyền hình cũng như các làn sóng vô tuyến điện khác để đến từng người dân, cụ thể là đến ngư dân đánh cá xa bờ chẳng hạn. Vậy cơ quan nào có trách nhiệm phát các thông tin này?

Việc phối hợp giữa các cơ quan này khi xảy ra bão lũ hoặc các hiện tượng thời tiết nguy hiểm hiện nay như thế nào? Liệu trong tương lai có thể xây dựng đề án cơ quan dự báo KTTV có trách nhiệm đưa thẳng trực tiếp các thông tin dự báo lên các đài phát sóng, các phương tiện thông tin đại chúng và đến từng người dân được không?Ở các nước người ta làm như thế nào? (Trần Qúy, 54 tuổi, 8 Tràng Thi, Hà nội)

Thạc sĩ Lê Công Thành: Tôi rất hoan nghênh ý kiến của ông. Thực vậy, nếu được đưa tin trực tiếp với những kiến thức về thiên tai bão lũ, chúng tôi có thể làm cho bản tin trở nên dễ hiểu hơn với từng nhóm người sử dụng khác nhau và hy vọng rằng có thể hạn chế được những thiệt hại không đáng có.  

Ông Phạm Văn Ly: Tôi phát biểu thêm một số vấn đề: Về mặt thông tin,  Đài tiếng nói VN nên như thế nào trong tương lai? .

-Về máy thu: chúng tôi đã nói Đài TN VN là đài phát quảng bá, ngư dân có quyền nghe hay không nghe thì tùy, chúng ta nên có chế độ máy thu bắt buộc ngư dân phải nghe.  Những lúc có bão, bắt buộc ngư dân phải nghe.

- Chúng ta có thể khắc phục cách phủ sóng là phủ đúng vào chốt cần phủ. Hiện chúng ta đã có cách phủ, nhưng vấn đề là chúng ta đã sẵn sàng chưa? Có vùng  đã có rồi, có vùng phải đầu tư.

- Lãnh đạo đài tiếng nói VN luôn quan tâm tới ngư dân. Chúng tôi đang có dự án mở rộng phủ sóng tới Trường Sa. Nếu dự án này hoàn thiện, chậm nhất là 3 tháng, thì sóng rất khỏe.

Chúng tôi nghĩ rằng cần có dự án phủ sóng cho ngư dân, đề nghị Nhà nước giao nhiệm vụ cho các cơ quan có đặc thù về vấn đề này.

Là một công dân Việt Nam tôi hết sức đau xót trước thảm hoạ của Bão Chanchu, hậu quả của nó để lại cho ngư dân là rất lớn và qua vụ việc tôi thấy một số vấn đề cần được làm rõ:

1. Khả năng dự báo của chúng ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới đang ở mức độ nào? chúng ta cần gì để có thể dự báo tốt hơn? 2. Việc đầu tư của nhà nước đối với công tác dự báo đã thoả đáng hay chưa? 3. Việc chia sẻ thông tin dự báo của VN đối với các nước trong khu vực có được quan tâm hay không?

Hậu quả của cơn bão đã rõ, ai là người chịu hậu quả đã rõ nhưng đây cũng không phải là lúc đi tìm một người chịu trách nhiệm để đổ lỗi. Rất mong cuộc giao lưu có thể giải đáp các câu hỏi của tôi. Tên: Nguyễn Ngọc Hải Thăng, Email: thanghaiduong2003@yahoo.com 

GS.TS Đinh Văn Ưu :  1. Dự báo của VN đang ở mức trung bình trong khu vực và chúng ta cần có sự phối hợp tốt hơn giữa cơ quan dự báo và các ngành trên biển.

2. Việc đầu tư của Nhà nước đã có sự tăng cường, tuy nhiên cần tập trung hơn cho lĩnh vực dự báo biển.

3. Hiện nay việc chia sẻ thông tin dự báo của VN với các nước chủ yếu thông qua hệ thống tổ chức khí tượng thế giới, chưa hình thành mối giao lưu trực tiếp. 

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 16
GS.TS Đinh Văn Ưu

Câu 1: Tôi được biết có rất nhiều Đài trong khu vực phát bản tin khí tượng. Vậy đề nghị cho biết bằng thiết bị nào để ngư dân có thể nhận bản tin và để hiểu được nội dung bản tin tham khảo thêm này cần ngoại ngữ, chuyên môn gì ?

Câu 2: Hỏi Bộ thuỷ sản và Cục hàng hải và Đăng kiểm hàng hải VN: Các thuyền đánh cá khi khi ra ngoài biển ( trên 150 hải lý ) cần trang bị các thiết bị thông tin và trợ giúp hàng hải gì bắt buộc để bảo đảm an toàn hàng hải cho mình và các phương tiện khác khi lưu hành trên biển ? (Nguyễn Thành, 42 tuổi, TP Vũng Tàu).

GS.TS Đinh Văn Ưu: Trong thực tế, Bộ Thủy sản và Cơ quan hàng hải, Đăng kiểm đã có quy định cụ thể về các thiết bị, thông tin liên lạc bắt buộc đối với  từng loại phương tiện đi biển cụ thể.

Ví dụ như: Máy Icom, máy fax... Thực tế, bản tin tham khảo thường bằng tiếng Anh (theo quy định của tổ chức Hàng hải quốc tế IMO) dành cho các phương tiện hoạt động trên biển. 

Các chú các bác có thấy thương xót những  người đã thiệt mạng trong cơn bão vừa qua không? Các chú các bác có lấy đó làm kinh nghiệm hay bài học cho tính quan liêu coi thường mạng người không ??? (Nguyễn Hoài Thương, 13 tuổi, Hà tây)

GS.TS Đinh Văn Ưu: Là một người VN, tôi đã thấy trách nhiệm của mình cần phải đưa ra những cảnh báo đối với các cơ quan chức năng về vấn đề này. 

1.Hằng năm, chính phủ đã đầu tư cho ngành dự Khí tượng thủy văn bao nhiêu tiền? Các mạng máy tính phục vụ cho công tác tính toán kỹ thuật và dự báo trong ngành khí tượng thủy văn đã được triển khai và lắp đặt như thế nào? Năng lực xử lý thông tin của mạng này như thế nào? Ai là người chịu trách nhiệm chính về hiệu quả và năng lực xử lý thông tin của mạng này? Ngành KTTV có cái máy tính công suất cực lớn chuyên dùng cho việc xử lý số liệu và tính toán dự báo nào không?

2.Các phần mềm chuyên dùng cho công tác dự báo KTTV đã được triển khai đầu tư như thế nào(tiền bạc,năng lực xử lý,...)? So sánh với các phần mềm,công nghệ dự báo(thu thập số liệu,trình tính tóa,...) của VN với các phần mềm,công nghệ dự báo mà các nước trong khu vực đang sử dụng?

3.Công tác đào tạo,chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi trong ngành KTTV như thế nào?

4.Chi phí cho các chương trình dự báo thời tiết trên VTV có diễn viên thuyết trình có đắt không? Có thể giảm thiểu chi phí này để lấy tiền đầu tư cho kỹ thuật,công nghệ,...được không?(Lê.H.Thanh, 45 tuổi, 14 Đặng Dung,Q1,TP.HCM).

Thạc sĩ Lê Công Thành: Chúng tôi đã được Nhà nước quan tâm trong những năm vừa qua. Nhưng chúng ta chưa thể có được những điều kiện, trang bị kỹ thuật như các nước tiên tiến.

Tuy nhiên, việc nâng cao năng lực dự báo còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố con người. Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc thu hút nhân tài vào ngành khí tượng thuỷ văn là rất khó khăn.

Việc đưa tin trên VTV là do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức thực hiện.

Tên: Lương Ngọc Thành, Email: lnthanhdt7@yahoo.com

Hậu bão Chanchu trách nhiệm thuộc về ai?Càng đọc các bài viết trên báo về cơn bão Chanchu vừa qua càng thấy sự tắc trách của nền hành chính nước mình, mà cụ thể là ngành Khí tượng thuỷ văn. Sau sự kiện này tôi nghĩ ta nên giải tán ngành Khí tượng thủy văn, số tiền chi phí cho ngành này ta dùng mua thông tin dự báo của các nước có nền khoa học dự báo phát triển thì có lẽ khả thi hơn nhiều.

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 17
ThS Lê Công Thành
ThS Lê Công Thành : Trách nhiệm thuộc về hai phía, cả người dự báo và người dân. Do dự báo không đảm bảo một cách kịp thời, cụ thể, nên người dân chủ quan.

Ngành Khí tượng Thủy tượng chưa quan tâm đúng mức tới dự báo biển, bao gồm cả dự báo trên biển và đối tượng phục vụ của mình. 

Xin gửi câu hỏi đến ông Lê Công Thành: Cơn bão số 1 là cơn bão rất mạnh, đổ bổ vào bờ biển Trung Quốc, nhưng ngư dân nước này và các vùng lân cận hầu như không bị thịêt hại. Ông có thể giải thích điều này không?(Nguyễn Hoàng Long, 29 tuổi, Nguyễn Công Hoan - Hà Nội)

Thạc sĩ Lê Công Thành: Trung Quốc đã có thể dự báo bão từ 2-3 ngày. Thêm vào đó, họ có hệ thống quản lý tàu biển theo công nghệ vệ tinh.

Thưa giáo sư Ưu: Tôi là một cựu sinh viên của nghành khí tượng thuỷ văn. Trong thời gian tôi  học, chúng tôi không được dạy về dự báo dài hạn, điều này thầy có biết không?(Quang, 30 tuổi, Trung Tâm Tư Liệu - Láng)

GS.TS Đinh Văn Ưu: Dự báo dài hạn nằm trong phạm vi của chương trình dự báo của ngành khí tượng thủy văn. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta quan tâm tới dự báo hạng vừa, trên 24 tiếng đối với bão.

Sự phối hợp thông tin giữa các ngành quá lỏng lẻo để khi gặp nạn không có cơ quan nào quản lý nổi số tàu thuyền đang có mặt tại vùng biển có bão. Trách nhiệm này thuộc về ai?(Nguyen Diem Quynh, Quynhdiem@yahoo.com tuổi, Hanoi)

GS.TS Đinh Văn Ưu: Số tàu thuyền đi ra biển do ngành Thủy sản quản lý, kết hợp với Bộ Tư lệnh Biên phòng. Nhưng khi tai nạn xảy ra, trách nhiệm lại không thuộc về 2 cơ quan quản lý này mà trách nhiệm phụ thuộc vào UBQG  tìm kiếm và cứu nạn trên biển.

Kính thưa GS. TS Đinh Văn Ưu, với tư cách là nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực khí tượng xin ông cho biết qua trận bão vừa qua ngành khí tượng thuỷ văn của nước ta đã làm đúng chức năng dự báo chưa ?

Chúng tôi thấy rằng dường như chúng ta chỉ làm công tác thông báo chứ không phải là dự báo. Đề nghị GS cho biết giải pháp nào để cho công tác dự báo làm tốt và phải theo đúng nghĩa là dự báo để giảm bớt những thiệt hại về người và tài sản như trong trận bão chanchu.(Duc Thinh, 30 tuổi, Ha Noi)

GS.TS Đinh Văn Ưu:  Tôi phải nói rằng ngành Khí tượng Thủy văn đã làm đúng chức năng của mình trong công việc cung cấp thông tin dự báo. Tuy nhiên, trong tương lai cần phải đưa ra các dự báo hạn dài và cụ thể hơn.  

Hiện nay Trung tâm Dự báo Trung ương có đội ngũ cán bộ làm mô hình tương đối mạnh, sản phẩm dự báo bằng mô hình mà nhóm này tạo ra đã đưa vào tham khảo trong nghiệp vụ dự báo ch­ưa ?

Tr­ường hợp cơn bão ChanChu các ông sử dụng kết quả dự báo bằng mô hình số hay theo kinh nghiệm Sy nốp truyền thống (hay cả hai) ?

Từ bài học cơn bão ChanChu này theo ông Quy chế báo bão của các ông có gì hạn chế ? và để dự báo được tốt đáp ứng được cho các hoạt động kinh tế không phải chỉ trên biển mà ngay cả trên đất liền các ông cần làm gì ? Chính phủ cần đáp ứng cho các ông những gì ?(huong, 30 tuổi, da nang)

Thạc sĩ Lê Công Thành: Chúng tôi đã sử dụng cả mô hình của Việt Nam, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và tổng hợp, phân tích dự báo của các nước.

Quy chế Dự báo bão đã được xây dựng trên năng lực thực tế của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, cần được xem xét sửa đổi để đáp ứng những thực tế mới như đã bộc lộ qua cơn bão Chanchu vừa qua.  

Thưa giáo sư Ưu: Vấn đề chuyên môn của giáo sư là về hải dương học tại sao giáo sư lại có những nhận xét quá chủ quan về công tác dự báo.

Vẫn phương pháp dự báo trên, chúng tôi thấy trung tâm dự báo Trung ương cũng dự báo được nhiều cơn bão với độ chính xác cao, tại sao bây giờ ta chỉ thấy lỗi tại công tác dự báo mà không thấy của các ngành và ban khác? (Hưởng, 30 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội)

Khí tượng biển là một chuyên ngành của Hải dương học, tôi là nhà chuyên môn về tương tác biển khí quyển và dự báo biển, vì vậy có khả năng đưa ra các nhận xét khoa học về công tác dự báo bão ở nước ta hiện nay. 

Thưa Giáo sư Ưu: Theo giáo sư, dự báo thời tiết có phải là ngành quan trọng không, nếu quan trọng thì chúng ta phải chọn những người tài, tại sao biết là trình độ đầu vào còn yếu mà khoa Khí tượng - Thuỷ Văn của giáo sư lại nhận những sinh viên có trình độ yếu vào, như thế có phải là sẽ làm hại cho đất nước về sau không?(Nguyễn Trung Thành, 35 tuổi, Hà Nội, hiện đang là nghiên cứu sinh tại Hoa Kỳ)

GS.TS Đinh Văn Ưu:  Tôi nói như thế, do cơ chế thị trường vì thế hầu hết sinh viên giỏi không muốn thi vào ngành Khí tượng Thủy văn, họ chỉ quan tâm tới những ngành có khả năng có thu nhập cao.

Thưa các thuyền trưởng, sau cơn bão này , anh và các bạn đồng nghiệp có ý định đầu tư thêm máy móc thông tin không?Tôi biết ngư phủ Trung Quốc và tàu bè của họ có hệ thống nhận dữ liệu hải đăng số, lên thoát nạn.

Các anh có đề nghị với Chính phủ nên ký hiệp định thông báo bão với các thứ tiếng Anh, Hoa, Việt Nam, và cung cấp tần số của đài phát của họ để các anh nắm được và xử lý tốt thông tin dự báo thời tiết hay không?  Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc tới anh và gia đình cũng như toàn thể bà con ngư dân các tỉnh miền Trung sớm khắc phục được đau thưong, mất mát, ổn định cuộc sống. Thân ái: Đào vân Khánh( Đào Vân Khánh, 30 tuổi, Khoái châu ,Hưng yên)                                                  

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 18
Phạm Văn Xinh từ đầu cầu Đà Nẵng

Anh Phạm Văn Xinh:  Chúng tôi tha thiết đề nghị Chính phủ  ký hiệp định này, cho chúng tôi tần số và giờ phát bằng tiếng Việt Nam, để chúng tôi theo dõi thời tiết và kịp thời xử lý sớm trước những cơn bão khủng khiếp như thế này.

Anh Xơ : Như chúng tôi đã nói, dự báo nói chung thường chậm. Theo tôi, cần tăng tần suất dự báo của các phương tiện lên, nhất là khi có bão, chứ hiện nay chỉ có 6 tiếng báo 1 lần, quá ít. Đề nghị khi có bão, cứ 1-2 tiếng thì thông báo cho chúng tôi 1 lần  

Xin hoi thuyen truong Xin: Truoc bao cac anh danh bat o toa do nao? Nếu khong nghe duoc tin hieu dai Bach Long Vi thi lam sao cac anh theo doi duoc bao de co vi tri an nap? (van nam, 34 tuổi, duc tho ha tinh)

Anh Phạm Văn Xinh:  Toạ độ thì chúng tôi đã trả lời một bạn ban nãy. Chúng tôi vẫn nghe được tín hiệu từ đài Bạch Long Vĩ, chỉ có điều đài này phát sóng không được rõ tiếng.   

Xin hỏi một trong các thuyền trưởng tàu tàu đánh cá: Các anh có theo dõi sát sao các bản tin dự báo bão trên đài không? Khi cơn bão vào biển đông thì tàu các anh đang ở vị trí nào: giữa hay Bắc biển Đông?  Các anh gặp bão trên đường chạy đi trú ẩn hay là vì tưởng nhầm cơn bão sẽ đổ bộ vào Việt Nam nên các anh đã lại quay ra đánh bắt sau khi đã trú ẩn an toàn rồi? (thông tin tôi đọc trên báo như vậy) (Lê Văn Cường, 29 tuổi, Tokyo, Nhật Bản)

Thuyền trưởng Phạm Văn Xinh:  Không phải như vậy, chúng tôi không hề nhầm. Khi nghe báo có bão ở 12,7 độ vĩ Bắc - 123 độ kinh đông, thì chúng tôi đang 20,18 độ vĩ Bắc - 116,38 độ kinh đông.

Chúng tôi cho tàu về đảo Đông Sa ở toạ độ 20,42 độ vĩ Bắc - 116,48 độ kinh đông để nấp bão.

Sau đó có 1 tin gió mùa đông bắc giật mạnh trên cấp 7 nên chúng tôi không thể chuyển hướng di đâu được nữa, phải trú bão luôn tại Đông Sa. Nhưng sau đó bão Chanchu chuyển hướng, và chúng tôi đành chịu trận, trở tay không kịp. 

Xin hỏi anh Xinh, các anh đã cứu nhau thế nào ? (Phan Thanh Hoa, 24 tuổi, TP. Huế).

Anh Phạm Văn Xinh:  Bão tan, chúng tôi xốc lại đội hình chia 4 hướng đi cứu vớt anh em.

Tôi chạy từ toạ độ 20.50 B - 117.48 Đ gặp tàu 2121 của Quảng Ngãi làm nghề câu cá ngừ đại dương, tàu nổi nhưng xung quanh không có xác.

Chạy tiếp theo la bàn 180 độ, nghe tàu DNa 90354 đồng đội báo thấy  xác của em ruột tôi là Phạm Văn Hoa - thuyền trưởng tàu DNa 90199. Tôi chạy theo 250 độ khoảng 7,5 hải lý để vớt xác em.

Sau đó tàu chúng tôi vớt được xác ông Ba ở tàu 90199 quê Duy  Hải, Quảng Nam. Chúng tôi chạy theo hướng 90 độ thêm 26 hải lý nhận  3 xác nữa từ tàu 9051 chuyển qua. Mục đích dồn xác lại, để đi kiếm tìm tiếp.

Thưa Ông Phạm Văn Ly và thuyền trưởng Đỗ Văn Xin. Theo chỗ tôi được biết, năm 2004, tổ chức UNDP có tài trợ cho VN dự án "Tăng cường năng lực phòng tránh thiên tai cho ngư dân Việt Nam" nhằm tăng cường khả năng cung cấp và nhận thông tin về thiên tai trên biển cho cộng đồng ngư dân VN.

Đài Tiếng nói Việt Nam có tham gia dự án này không? Và tàu của anh Xin có nhận được bất kì trang bị thu nhận thông tin nào của dự án?(Nguyễn Văn Thành, 42 tuổi, Department of Disater Management of MADR)

Anh Đỗ Văn Xin : Chúng tôi không nhận được bất kỳ phương tiện thu nhận thông tin nào mà anh nói.

Câu hỏi cho giáo sư Ưu: Thưa giáo sư tôi thấy giáo sư nhắc nhiều đến công tác dự báo biển cũng như việc xử lý số liệu trên biển. Tuy nhiên trong tất cả các mô hình dự báo thời tiết trong hiểu biết của tôi, cái quan trọng là địa hình đất liền chứ không phải điều kiện trên biển. Bằng chứng rõ ràng nhất là dù dự báo 3 đến 5 ngày người ta luôn giữ nhiệt độ nước mặt biển cố định. Giáo sư có thể giải thích rõ thêm ý kiến của mình?(Hải, 27 tuổi, 334 Nguyễn Trãi)

Dự báo bão Chanchu : "Khâu thu thập, xử lý số liệu có vấn đề !" ảnh 19
GS.TS Đinh Văn Ưu: Đây là một quan điểm sai lầm, vì mặt biển cũng không thể xem là kém quan trọng hơn địa hình mặt đất. Chúng ta đều biết, biển Việt Nam có diện tích lớn hơn 3 lần đất liền.

Tầu thuyền của chúng ta ra khơi được quản lý như thế nào? Trong trường hợp bão Chanchu, nếu dự báo được chúng ta làm cách nào để báo cho các tầu thuyền, khi mà con số người đi biển và tàu thuyền mỗi ngày tôi thấy đưa ra lại khác nhau.

Phải chăng chúng ta chưa có sự phối hợp quản lý đồng bộ, việc gì cũng lỏng lẻo, từ Bộ Thủy sản nắm băt được đang đánh bắt ở đâu, Biên phòng biết bao nhiêu tàu thuyền ở ngoài khơi đến dự báo định vị cho từng tầu thuyền? Trong thời gian ngắn nhất sẽ điều hành như thế nào cho đồng bộ? Xin cảm ơn (Anh Kiệt, 22 tuổi, 55 Nguyễn Du - HN)

GS.TS Đinh Văn Ưu:  Tàu thuyền đi ra biển chủ yếu do lực lượng Biên phòng quản lý, các thông tin về khu vực hoạt động của họ hầu như không được thông báo cho các cơ quan chức năng, vì mưu sinh của chính các tàu đánh cá.

Như vậy, cần phải nâng cao trách nhiệm của ngư dân, người đi biển trong quan hệ hai chiều (cơ quan dự báo và quản lý hải sản).

Thưa giáo sư Đinh Văn Ưu, là một giáo sư đầu ngành về hải dương học, vậy những công trình nghiên cứu của giáo sư có tính đến việc làm giảm thiệt hại cho bà con ngư dân không? Và có công trình nghiên cứu nào của giáo sư có tính chất ứng dụng vào dự báo không? Xin cảm và chúc sức khoẻ giáo sư (Hưởng, 30 tuổi, Từ Liêm _ Hà Nội).

GS.TS Đinh Văn Ưu: Nhiều công trình nghiên cứu của tôi hướng tới xây dựng các công nghệ dự báo biển, phục vụ đánh bắt xa bờ và khai thác hải sản, bảo vệ môi trường biển...

Tuy nhiên, đây là kết quả của những đề tài nghiên cứu khoa học ở bước ban đầu, chưa được đầu tư thích ứng để triển khai vào thực tế.

Các chuyên gia có thể cho một đánh giá thuần túy về chuyên môn đối với công tác dự báo khí tượng của Việt Nam?

Có phải để tăng sự "chính xác" nên cơ quan dự báo đã chọn giải phái an toàn là dự báo trong 24g? Trình độ dự báo của thế giới hiện nay như thế nào, nhất là các nước trong khu vực của chúng ta? (Trương Quang, 40 tuổi, 789 Lê Hồng Phong, Q.10, Tp.HCM)

Đây là kết quả triển khai theo quy chế hiện hành, chúng ta cần có sự thay đổi cho phù hợp với trình độ phát triển của Khoa học và kinh tế của nước ta. Trình độ dự báo của ta không kém hơn so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, các thông tin đưa ra trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của số đông quần chúng.

Tôi xin được hỏi GS.TS. ĐInh Văn Ưu: Tôi được biết, ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa KTTV và Hải dương đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu về các mô hình dự báo bão. Vậy kết quả áp dụng các đề tài này vào dự báo cho cơn bão số 1 (Chan Chu) như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn(Nguyễn Giang Nam, 25 tuổi, 36 Lê Thái Tổ)

GS.TS Đinh Văn Ưu:  Việc đưa các đề tài nghiên cứu khoa học vào ứng dụng thực tế ở Việt Nam còn chưa đáp ứng yêu cầu của các nhà khoa học do cần có những thử nghiệm, kiểm chứng đòi hỏi các đầu tư tiếp theo mà cơ chế quản lý khoa học hiện nay không cho phép. 

Tại sao khi công tác dự báo không đáp ứng được cho bà con đánh bắt xa bờ, đã thế lại còn đổ lỗi cho bà con ngư dân chủ quan, có phải như thế là vô trách nhiệm không? (Van Hoa, Email: Hoa4296@yahoo.com)

 GS.TS Đinh Văn Ưu:  Theo tôi, vấn đề là ở chỗ, nó là sự phối hợp giữa cơ quan dự báo với ngành Thủy sản chưa được triển khai một cách đầy đủ phù hợp với sự mức độ phát triển của đánh bắt xa bờ.

Thưa bạn đọc, thời gian có hạn mà số lượng câu hỏi của bạn đọc dành cho các khách mời rất lớn (tới gần 500 câu). Tất cả những câu hỏi còn lại, chúng tôi sẽ chuyển tới các vị khách mời để trả lời trực tiếp cho bạn đọc.

Qua thời lượng ngắn ngủi của bàn tròn trực tuyến này, còn nhiều vấn đề, nhiều câu hỏi chưa thể giải đáp hết được. Song chắc chắn rằng, tổn thất lớn lao về người và của trong cơn bão Chanchu sẽ là một bài học xương máu cho các cơ quan chức năng và cả bà con ngư dân.

Chúng tôi hy vọng, những vấn đề đặt ra cho công tác dự báo bão, đặc biệt là vùng ngư trường của VN trong bàn tròn trực tuyến này, sẽ được các cơ quan chức năng nghiên cứu và có biện pháp giải quyết kịp thời, tránh để xảy ra những thảm họa tương tự trong tương lai.

TPO xin trân trọng cám ơn sự tham gia nhiệt tình của bạn đọc trong và ngoài nước, cảm ơn các vị khách mời đặc biệt là 3 vị thuyền trưởng từ đầu cầu Đà Nẵng mặc dù chưa lấy lại sức song vẫn tới tham dự bàn tròn trực tuyến này của chúng tôi.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.