Dự kiến xóa hàng chục trạm thu phí

Dự kiến xóa hàng chục trạm thu phí
, Phó Tổng Cục trưởng Đường bộ - đơn vị xây dựng đề án - có cuộc trao đổi với phóng viên Tiền Phong.

>> Xe lăn bánh là phải nộp phí

Dự kiến xóa hàng chục trạm thu phí ảnh 1
Khi thu phí qua xăng dầu, Bộ GTVT dự kiến sẽ xóa bỏ hàng chục trạm thu phí. Trong ảnh: Trạm thu phí Láng - Hòa Lạc hiện đã được dỡ bỏ. Ảnh: P.S

Ông Quyền cho biết: Trong đề án mới nhất mà Tổng cục vừa trình Bộ đã xác định, các loại phương tiện như ô tô con, xe máy, xe tải nhẹ sử dụng xăng là chủ yếu.

Có đến 95% lượng xăng tiêu thụ là dành cho phương tiện giao thông đường bộ. Vì vậy đề án đề xuất thu thêm 1.000 đồng/lít xăng. Với mức tiêu thụ xăng như năm 2009, nhà nước sẽ thu được 2.900 tỷ đồng cho Quỹ bảo trì đường bộ.

Vậy các phương tiện giao thông chạy dầu diezel có bị thu phí đường bộ?

Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ chạy bằng dầu diezel cũng bị thu phí, chúng tôi đề xuất thu theo số km lăn bánh. Tuy nhiên, trước mắt đề án đưa ra phương án thu phí đầu xe ( căn cứ vào trọng tải, số ghế) theo tháng, theo quý và nửa năm một.

Dự kiến xóa hàng chục trạm thu phí ảnh 2
Ông Nguyễn Văn Quyền

Quan điểm là tính toán làm sao để mức thu qua xăng và mức thu qua đầu xe ( chạy dầu) có mức tương đương nhau. Ví dụ, xe từ 2 tấn đến dưới 4 tấn, xe khách 12 chỗ đến 30 chỗ có mức thu 270.000 đồng/tháng.

Chúng tôi cũng tính toán rằng với số tiền như vậy tương đương 18 lần phí qua trạm thu phí/tháng. Dự kiến việc thu phí dầu qua đầu xe sẽ thu được 3.000 tỷ đồng/năm.

Đơn vị nào sẽ đứng ra thu phí đối với loại phương tiện chạy dầu và có đảm bảo thu đúng, thu công bằng. Trường hợp chủ xe không mua phí sẽ phải xử lý ra sao?

Để thực hiện việc này, ngành tài chính sẽ phát hành hóa đơn thu. Các đơn vị như kho bạc nhà nước các địa phương, sở GTVT các tỉnh, các trạm đăng kiểm sẽ thu loại phí này. Trong trường hợp các chủ xe không tự giác mua phí thì đến lần đăng kiểm xe sẽ bị nhắc nhở, đôn đốc. Nếu cố tình không chịu mua sẽ bị xử phạt vi phạm.

Tổng cục đã nghĩ đến việc giải tán các trạm thu phí để tạo thuận lợi và đảm bảo sự công bằng cho chủ phương tiện?

Nếu đề án mà chúng tôi đề xuất được phê duyệt đồng nghĩa với việc hàng chục trạm thu phí hiện do nhà nước quản lý sẽ bị giải tán. Trên cả nước hiện có khoảng 40 trạm thu phí loại này. Riêng các trạm thu phí theo hình thức BOT thì vẫn hoạt động bình thường.

Thưa ông, dư luận băn khoăn trong trường hợp đề án được duyệt chi phí vận tải tăng thêm do giá xăng tăng, phải mua phí. Vậy Tổng cục Đường bộ có cam kết rằng chất lượng đường sá sẽ tốt lên?

Nếu thực hiện đề án này cộng với việc Nhà nước vẫn cấp ngân sách cho công tác duy tu đường như hiện nay thì mỗi năm đối với các tuyến quốc lộ sẽ đáp ứng được 80-90% cho nhu cầu vốn bảo trì, các tuyến đường địa phương sẽ đáp ứng được 70-80% nhu cầu vốn cho bảo trì.

Như vậy hệ thống giao thông đường bộ sẽ được quản lý, bảo trì tốt hơn nhiều ( hiện nay mới đáp ứng được 30-40% vốn). Khi đường sá được cải thiện tạo điều kiện lưu thông tốt hơn, giảm chi phí nhiên liệu, giảm hao mòn xe, giảm ô nhiễm môi trường.

Theo tính toán dù tăng chí phí nhiên liệu song tổng mức chi phí vận tải vẫn giảm 4-4,5%. Hơn thế việc có Quỹ bảo trì đường bộ giúp chúng ta bảo vệ và phát huy tốt khối tài sản khổng lồ của nhà nước.

Vậy đến nay đề án đã được phê duyệt chưa, thưa ông?

Hiện chúng tôi đã trình đề án lên Bộ GTVT. Sắp tới Bộ GTVT sẽ đưa thông tin lên website và gửi các Bộ, ngành, địa phương lấy ý kiến cho đề án và dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc thành lập và quản lý Quỹ bảo trì đường bộ. Dự kiến trong quý 3-2010 Bộ sẽ trình Chính phủ.

Phùng Sưởng thực hiện

MỚI - NÓNG