Dữ liệu, chứng cứ điện tử có giá trị pháp lý đến đâu?

Dữ liệu, chứng cứ điện tử có giá trị pháp lý đến đâu?
Thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử, ngày 11/8, các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã tập trung cho ý kiến về nội dung thông điệp dữ liệu có giá trị chứng cứ (điều 14).
Dữ liệu, chứng cứ điện tử có giá trị pháp lý đến đâu? ảnh 1

Hiện nay, trong tất cả các loại giao dịch điện tử đang tồn tại trên thực tế ở Việt Nam đều chưa được thừa nhận giá trị pháp lý. Mặc dù giao dịch điện tử ở Việt Nam cũng đã khẳng định được vị thế trong đời sống kinh tế.

Đại biểu Huỳnh Thành Lập (TP HCM) cho biết mỗi ngày ở TP HCM có khoảng 1.600 tỷ đồng lưu chuyển qua giao dịch điện tử.

Mục tiêu quan trọng nhất của Luật Giao dịch điện tử là tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể khi tiến hành các giao dịch điện tử.

Từ cách tiếp cận đó, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu: “Vấn đề đặt ra là thông điệp dữ liệu sẽ có giá trị pháp lý đến đâu trong giải quyết tranh chấp. Liệu một thông điệp dữ liệu, một hợp đồng điện tử có được xem là có giá trị pháp lý ngang bằng với một văn bản bằng giấy, một hợp đồng bằng giấy?”.

Có đại biểu đặt vấn đề về giá trị chứng cứ của băng ghi âm trước tòa. Nhiều đại biểu khác cũng cho rằng đối với một vụ án hình sự thì sẽ có nhiều nguồn chứng cứ, kể cả chứng cứ điện tử, vậy thì việc thu thập và đánh giá giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử sẽ như thế nào?

Nếu theo quy định của dự thảo Luật Giao dịch điện tử là không được phủ định chứng cứ điện tử chỉ vì nó là... chứng cứ điện tử thì sẽ phải sửa đổi nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan.

Tại phiên họp, Chủ nhiệm ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Hồ Đức Việt (cơ quan chủ trì soạn thảo) cho biết: “Giao dịch điện tử không áp dụng đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, thương phiếu và các giấy tờ có giá khác”.

Lý do ông Việt đưa ra là một số đạo luật (đã có hiệu lực thi hành hoặc đang dự thảo) có quy định một số giao dịch phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký bằng tay của các bên, có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép.

MỚI - NÓNG