Đưa công tác xã hội trở thành nghề chuyên nghiệp

Đưa công tác xã hội trở thành nghề chuyên nghiệp
Trong khi công tác xã hội (CTXH) trên thế giới phát triển rất mạnh và trở thành một nghề được xã hội đánh giá cao thì tại Việt Nam CTXH vẫn còn ở giai đoạn đầu của sự hình thành phát triển.
Đưa công tác xã hội trở thành nghề chuyên nghiệp ảnh 1
Thanh niên đang đi đầu trong các hoạt động xã hội

Hội thảo Phát triển công tác xã hội tại Việt Nam do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hội phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF và Hội Cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức tại trường Đại học Đà Lạt (Lâm Đồng) ngày hôm nay 11/11.

Các hoạt động CTXH vẫn còn nặng tính tự phát và chưa được xem là nghề chuyên nghiệp. Ở nước ta có tới hơn 7,5 triệu người cao tuổi (trong đó có hơn 500 nghìn người từ 85 tuổi trở lên), 5,3 triệu người tàn tật (trong đó có 300 nghìn người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ) và hơn 400 nghìn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ.

Bên cạnh đó là hàng loạt vấn đề xã hội nóng bỏng đang diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước, nhưng chỉ có từ 15.000 - 20.000 người hoạt động CTXH ở dạng bán chuyên nghiệp.

Do sự thiếu hụt này mà hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư không cao và thiếu sự bền vững.

Hiện tại, Việt Nam đã có 23 trường đại học, cao đẳng tham gia đào tạo nguồn nhân lực CTXH với số sinh viên ra trường khoảng 1.000 người mỗi năm nhưng hơn 50% trong số này đã không được bố trí làm việc đúng chuyên ngành đào tạo. Đây là một sự lãng phí nguồn nhân lực rất lớn.

Theo TTXVN

MỚI - NÓNG