Đường nghìn tỷ lại hỏng

Vết nứt kéo lộ rõ trên bề mặt.
Vết nứt kéo lộ rõ trên bề mặt.
TP - Dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên và Bình Phước có tổng chiều dài 663 km, dù mới được bàn giao nhưng đã có đoạn hư hỏng khiến người dân thắc mắc về chất lượng của công trình.

Theo phản ánh của người dân, tại km 1861-1867, đoạn qua thị trấn Đức An, huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông) bị sụp lún, tạo nên vết nứt kéo dài hàng chục mét. “Mới đây, chúng tôi thấy nhiều người cho đổ nhựa, trám đường. Nhưng được một thời gian ngắn, đường lại bị lún nhìn rõ vết nứt trên bề mặt”, bà Hà,  người dân ở thị trấn Đức An cho biết.

Đoạn đường sụp lún nằm trong gói thầu số 5, sát bờ kè thuộc dự án đường Hồ Chí Minh, do Ban quản lý đường Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư bằng trái phiếu Chính phủ. Bờ kè có thiết kế xây dựng dài 55 mét, cao 6 mét, tổng giá trị dự toán hơn 1,6 tỷ đồng, do Công ty TNHH MTV xây dựng 470 thi công.

Ông Ngô Văn Thông, Trưởng phòng Dự án 3 (Ban Quản lý đường mòn Hồ Chí Minh) kiêm Giám đốc dự án cho biết, đoạn đường này đã hỏng từ tháng 11/2015. “Nguyên nhân đường bị sụp lún, do người dân đổ đất phía dốc ta luy. Chúng tôi đã chỉ đạo nhà thầu khắc phục xong. Tháng 12/2015, tôi trực tiếp đi kiểm tra, thấy đoạn đường này đã bình thường”, ông Thông nói.

Tuy nhiên, ngày 10/1/2016, theo quan sát của PV báo Tiền Phong, tại km 1861-1867 vết nứt trên mặt đường kéo dài khoảng 30 mét đoạn sát bờ kè dốc ta luy vẫn có nhiều đoạn bị sụp lún từ 5 đến 10 cm. Sau khi xảy ra sự cố, đơn vị liên quan chỉ cho trám lớp nhựa lên bề mặt mà chưa có biện pháp xử lí triệt để, nên đường vẫn tiếp tục hỏng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.