Gần 20 năm đòi lại đất chùa, vẫn không xong

Gần 20 năm đòi lại đất chùa, vẫn không xong
TP - Gần 20 năm nay, chùa Vân Hồ, Hà Nội lâm vào “cơn bão đơn từ” nhằm đòi lại đất, nhưng vẫn bó tay, chỉ vì trên bảo mà dưới không quyết làm.
Gần 20 năm đòi lại đất chùa, vẫn không xong ảnh 1
Chùa Vân Hồ  

Từ năm 2000, Sở Địa chính-Nhà đất Hà Nội đã khẳng định nguồn gốc và việc sử dụng đất chùa Vân Hồ: “...vị trí tại 40 phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng..., có diện tích 2.210m2 do chùa sử dụng.

Đứng tên chủ sở hữu: Thành phố Hà Nội, đăng ký năm 1939 kèm theo bản đồ đăng ký năm 1956”. Ngày 17/8/1992, UBND TPHN có giấy phép sử dụng đất cấp cho Sở VHTT hợp thức hóa quản lý đất di tích chùa Vân Hồ, diện tích 2.165m2 trong khuôn viên tường gạch bao quanh và có điều kiện phải di chuyển hộ dân ở nhờ ra khỏi khu vực di tích.

Trong khi đó, ông Trần Văn Lụa, quê xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Tây được sư cụ trụ trì chùa Vân Hồ thời Hà Nội mới giải phóng (1954) là Thích Đàm Tỵ cho ở nhờ phần đất trong khuôn viên, phía sau chùa, giáp đường Bà Triệu.

Tại đây, ông Lụa dựng nhà tạm để ở và đăng ký hộ khẩu ngày 5/10/1955 mang số nhà 312 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng. Năm 1985, ông Lụa cũng kê khai đăng ký nhà tư nhân với xí nghiệp quản lý nhà Q. Hai Bà Trưng, tổng diện tích 37,7m2, lý do: ở nhờ nhà chùa.

Vậy là quá rõ ràng, nhưng trình tự giải quyết di chuyển hộ gia đình ông Trần Văn Lụa ra khỏi di tích chùa Vân Hồ sao vẫn khúc mắc? Nhà chùa bắt đầu khiếu nại năm 1989.

Từ năm 1990 đến năm 2000 có tới hơn 30 văn bản của Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTT, UBND TPHN, BQL di tích-danh thắng HN, UBND Q. Hai Bà Trưng, phường Lê Đại Hành, và từ 2000 lại đây tiếp tục hàng chục “thư đi tin lại” nhưng chùa vẫn bị “tạm chiếm”.

Chùa Vân Hồ là ngôi chùa đẹp của Hà Nội, nằm giáp giới 2 phố Bà Triệu và Lê Đại Hành, được Bộ VHTT công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 21/1/1989.

Gần đây nhất, ngay cả khi UBND TP Hà Nội chấp thuận phương án đền bù thiệt hại cho gia đình ông Lụa khi Nhà nước thu hồi đất trả lại chùa (1/2003), ông này không rời nửa bước. Không chỉ thế, đến tháng 7/1997, ông Lụa lại lấn chiếm và xây trái phép với diện tích mở rộng thành 72m2.

Đến thăm chùa chiều 6/5, thật mừng vì ngôi chùa vẫn khang trang sạch đẹp nhờ bàn tay chăm sóc của các nhà sư. Sư trụ trì-Tỷ Khiêu Thích Đàm Hợp năm nay đã ngoài 80, cụ vừa mổ mắt về nên sức khoẻ suy giảm.

Cụ nói: Còn sống ngày nào, tôi giữ chùa tới ngày đó. Không thể kể hết số đơn mà sư Thích Đàm Hợp và tăng ni Phật tử bốn phương gửi đi khắp các cơ quan công quyền và công luận.

Trên địa bàn Q.Hai Bà Trưng có 8 ngôi chùa lớn như chùa Vua, Hộ Quốc, Vân Hồ, Quang Hoa, Chân Tiên, Hương Tuyết, Hoà Mã và Liên Phái. Tất cả đều từng có ít nhất 4 hộ dân sinh sống trong khu vực I, đã và đang được di dời thành công.

Riêng chùa Vân Hồ, chỉ 1 hộ gia đình thôi mà sao quá gian nan? Ai đã lờ đi các quyết định của Bộ VHTT, của UBND TPHN cùng những văn bản chỉ đạo của tổ công tác Chính phủ, Văn phòng Chính phủ để ngang nhiên vi phạm Luật Di sản văn hoá? 

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.