Giá thuốc tăng chóng mặt

Giá thuốc tiếp tục gia tăng áp lực lên người bệnh
Giá thuốc tiếp tục gia tăng áp lực lên người bệnh
TP - Nhiều loại thuốc chữa bệnh đã âm thầm tăng giá trong thời gian qua, bất chấp nỗ lực bình ổn giá mà cơ quan chức năng đưa ra. Ngoài nguyên nhân được cho là do đồng USD tăng giá, không ít nơi vin vào bão lũ để đẩy giá thuốc lên cao.
Giá thuốc tiếp tục gia tăng áp lực lên người bệnh
Giá thuốc tiếp tục gia tăng áp lực lên người bệnh.

Nhảy giá

Ngày 2-11, tìm hiểu giá thuốc bán lẻ tại TPHCM, nhà thuốc trên đường Cống Quỳnh, quận 1, nhân viên bán thuốc cho biết, hai mặt hàng thuốc Nga phụ khang phòng chống u xơ tử cung của Cty dược phẩm Á Âu sản xuất đã tăng giá từ 110.000 đồng/hộp lên 117.000 đồng/hộp.

Trong khi đó, Tam thất OPC điều trị kháng sinh, kháng viêm của Cty Cổ phẩn Dược phẩm OPC nhảy vọt từ 17.000 đồng/hộp lên đến 42.000 đồng/hộp. Cũng loại thuốc này, tại một nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng, quận 3 giá thuốc bán lẻ đã tăng lên 46.000 đồng/hộp 20 viên.

Ở khu vực chợ dược quận 10, tại cửa hàng của Cty cổ phần Dược Quảng Bình, kháng sinh phổ rộng Ciprofloxacin 500mg đã tăng giá từ 45.000 đồng/hộp lên 50.000 đồng/hộp; thuốc đặc trị ho Terpin - Codein tăng từ 40.000 lên 42.000 đồng/hộp.

Nhiều loại kháng sinh khác như Amoxicilin 500mg cũng được điều chỉnh tăng từ 52.000 lên 55.000 đồng/hộp; Cloroxit tăng từ 58.000 đồng/lọ lên 63.000 đồng/lọ, trong khi Ampicilin 500mg viên nhộng 670 đồng/viên lên 703,5 đồng/viên; Alimemazin 5mg 1.200 đồng/vỉ tăng lên 1.500 đồng/vỉ…

Theo các trình dược viên, mới đây Hãng dược Novartis cũng đã đề nghị các nhà phân phối sỉ và lẻ điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thuốc, trong đó có loại thuốc dung dịch nhỏ mắt Genteal collyre từ 59.900 đồng tăng lên tới 64.000 đồng/lọ.

Tăng do “đô”?

Theo Hội Sản xuất và Kinh doanh dược Việt Nam, nhiều khả năng từ nay đến cuối năm, giá thuốc sản xuất trong nước có thể biến động nhẹ do phụ thuộc giá nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu và sự thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy vào thời điểm tháng 5-7, mặc dù giá nguyên liệu nhập khẩu làm thuốc từ Trung Quốc, Ấn Độ không tăng, thậm chí giảm nhưng nhiều mặt hàng được khảo sát cũng tăng giá đều đặn.

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, ngoài việc lấy lý do ngoại tệ tăng giá khiến giá nhập nguyên liệu tăng, không ít công ty dược và nhà phân phối đã tự điều chỉnh giá theo kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô”. Một dược sĩ giấu tên, cho biết giá thuốc tăng còn do nguyên nhân chiết khấu, hoa hồng cho bác sĩ kê toa và người bán hàng.

“Một số thuốc đặc trị đã tăng giá trước khi nhập vào Việt Nam nên đến khi kê khai giá tại thị trường nước ta không có cơ quan nào kiểm soát được. Đa số là thuốc độc quyền phân phối” - dược sĩ này nói.

Thiếu thuốc do người bệnh tăng đột biến

Hôm qua 2-11, bác sĩ Nguyễn Trường Sơn - Giám đốc BV Chợ Rẫy, cho biết do lượng người đến khám và điều trị tăng đột biến và nằm ngoài dự báo của bệnh viện nên mới xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị. Hiện số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú thường xuyên tại đây khoảng 2.500 bệnh nhân và 3.000 - 4.000 bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú.

Từ tháng 5-2010 đến nay, bệnh viện đã đấu thầu 2 gói với giá trị 144 tỷ đồng và 612 tỷ đồng tiền thuốc và đến tháng 8 vừa rồi tiếp tục bổ sung gói thầu 178 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ cơ số thuốc. 

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.