Gỡ nút thắt tài chính trong nghiên cứu khoa học

Gỡ nút thắt tài chính trong nghiên cứu khoa học
TP - Trao đổi với báo chí đầu năm 2013, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân cho biết, trong năm nay nhiều biện pháp đồng bộ sẽ được thực hiện nhằm tháo gỡ nút thắt về cơ chế tài chính trong nghiên cứu khoa học công nghệ, trong đó quan trọng là nâng cao quyền tự chủ cho các nhà khoa học.

> Giúp sinh viên nghiên cứu khoa học hiệu quả
> Tiếp lửa cho đam mê khoa học

Ông Quân cho biết, năm 2013, Bộ KH&CN sẽ trình QH thông qua Luật Khoa học & Công nghệ sửa đổi trong đó có ba vấn đề trọng tâm là xây dựng các văn bản dưới luật, đổi mới cơ chế tài chính, phương thức đầu tư cho KH&CN và chính sách trọng dụng cán bộ KH&CN.

Đây cũng là năm đầu tiên Bộ KH&CN khởi động toàn bộ các chương trình quốc gia gồm chương trình sản phẩm quốc gia, quốc gia đổi mới công nghệ và quốc gia phát triển công nghệ cao.

Về đổi mới cơ chế tài chính, sẽ phải tháo gỡ đồng bộ ở các khâu gồm xây dựng kế hoạch hằng năm, đổi mới phương thức thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ (từ tuyển chọn, xét chọn cho đến nghiệm thu, bổ sung các nội dung chi cho phù hợp với đặc thù khoa học công nghệ như đăng ký kết quả nghiên cứu, thuê chuyên gia, dự phòng).

Định mức chi cho nghiên cứu khoa học công nghệ cũng phải thay đổi để các nhà khoa học có thể đảm bảo trung thực, hiệu quả các đề tài, dự án.

Đặc biệt, thời gian tới, “chúng tôi sẽ thực hiện thí điểm cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó thực hiện cơ chế nhà nước sẽ đứng ra mua sản phẩm khoa học công nghệ của các nhà khoa học”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.