Kỳ họp thứ 9 Hội đồng Lý luận Trung ương:

Góp phần xây dựng lý thuyết phát triển cho VN

Góp phần xây dựng lý thuyết phát triển cho VN
Sáng nay 20/8, tại Kỳ họp thứ 9 Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội đồng đã tập trung Hội thảo khoa học: “ Một số lý thuyết kinh tế chính trên thế giới hiện nay qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”.
Góp phần xây dựng lý thuyết phát triển cho VN ảnh 1
Phải đánh giá và dự báo tác động của khủng hoảng và hậu khủng hoảng với tư cách là biến số toàn cầu - thời đại đến triển vọng phát triển của đất nước ta, bao gồm trong đó sự phát triển của tư duy lý luận. Ảnh : VietnamNet

Ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì Kỳ họp. Các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương cùng 35 người là lãnh đạo, quản lý, chuyên gia am hiểu sâu sắc lĩnh vực liên quan về chủ đề của Hội thảo đã tham gia thảo luận.

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích, qua thực tế cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, phân tích và khẳng định giá trị khoa học, vai trò nền tảng của học thuyết Mác-xít; phân tích những mặt được, chưa được một số lý thuyết kinh tế hiện đại; đúc rút những kinh nghiệm và luận cứ khoa học góp phần phục vụ cho việc tiếp tục xây dựng mô hình kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở Việt Nam và chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng.

Xem xét trên tinh thần phê phán khoa học

Cuộc khủng hoảng buộc phải định vị lại giá trị của các lý thuyết phát triển, một đòi hỏi khách quan, gắn với sứ mệnh của lý luận chính trị. Cuộc khủng hoảng với tất cả sức mạnh “ phá hủy và sáng tạo” của nó, chúng ta cần phải có những cách tiếp cận phát triển mới, những khai phá và đột phá trên phương diện thực tiễn và tư duy lý luận.

Báo cáo đề dẫn Hội thảo nêu rõ: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này xảy ra trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang được toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ, khi trí tuệ loài người đã vươn tới trình độ “ kinh tế tri thức” được trang bị và dẫn dắt bởi hàng chục, hàng trăm học thuyết, lý thuyết kinh tế vốn là sản phẩm của những bộ óc siêu việt.

Trong tình huống lịch sử đó, cần phải xem xét trên tinh thần phê phán khoa học các mô hình thực tiễn và các lý thuyết kinh tế đã từng được hay đang được sử dụng để dẫn dắt và định hướng các quá trình thực tiễn.

Cuộc khủng hoảng buộc phải định vị lại giá trị của các lý thuyết phát triển, một đòi hỏi khách quan, gắn với sứ mệnh của lý luận chính trị. Cuộc khủng hoảng với tất cả sức mạnh “ phá hủy và sáng tạo” của nó, chúng ta cần phải có những cách tiếp cận phát triển mới, những khai phá và đột phá trên phương diện thực tiễn và tư duy lý luận.

Điều quan trọng đặt ra là phải làm sáng tỏ hàng loạt vấn đề gắn với thế giới hậu khủng hoảng và sự thay đổi của tư duy lý luận và các lý thuyết phát triển của thế giới bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng, phải đánh giá và dự báo tác động của khủng hoảng và hậu khủng hoảng với tư cách là biến số toàn cầu - thời đại đến triển vọng phát triển của đất nước ta, bao gồm trong đó sự phát triển của tư duy lý luận; góp phần bổ sung và phát triển Cương lĩnh phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 và báo cáo chính trị Đại hội XI, góp phần xây dựng hệ thống lý thuyết phát triển cho Việt Nam và của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng thành công CNXH .

Trên tinh thần phát huy dân chủ, thẳng thắn, cởi mở, Hội thảo đi sâu làm sáng tỏ thực chất, căn nguyên sâu xa, gốc rễ lý luận của cuộc khủng hoảng, xác định tầm vóc lịch sử, hệ quả toàn cầu mà nó gây ra. Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tư vấn có chất lượng, tập trung thảo luận những vấn đề lý luận cơ bản, mang tính định hướng dài hạn cho quá trình phát triển đất nước ta theo định hướng XHCN.

Tận dụng cơ hội, đối phó thách thức

Đề cập đến những “ Thách thức và cơ hội đối với Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu“, TS Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nhận định: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế không thể đảo ngược. Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế có sức sống, có động lực khuyến khích sáng tạo và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, hợp lý.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, dù còn nhiều bất định cả về thời điểm chạm đáy và những hệ quả nó, đã mang lại cho các nước cả những thách thức và cơ hội. Là một nước đang phát triển tích cực tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta cần chủ động lựa chọn những biện pháp, chính sách nhằm tận dụng những cơ hội, đối phó với những thách thức từ cuộc khủng hoảng.

Dưới góc độ chính sách, lựa chọn chính sách chỉ phù hợp nếu có sự bám sát và thường xuyên cập nhật thông tin trong và ngoài nước ( nhất là những động thái của các nền kinh tế lớn và là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam cũng như các định chế tài chính lớn, có lợi ích ở Việt Nam) đánh giá và dự báo diễn biến tình hình, qua đó có được phản ứng chính sách thích hợp và kịp thời.

GS .TS Nguyễn Văn Nam ( Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) đã trao đổi về các mô hình lý thuyết về khủng hoảng tài chính và yêu cầu bổ sung khung lý thuyết mới cho hệ thống ngân hàng- tài chính Việt Nam qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008...

Kỳ họp thứ 9 của Hội đồng Lý luận Trung ương làm việc đến ngày 21/8.

Tại Hội thảo, nhiều tham luận đã thu hút sự quan tâm của các đại biểu và thành viên Hội đồng như: “ Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay và các lý thuyết kinh tế” của GS.TSKH Võ Đại Lược (Trung tâm Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương); “ Lý thuyết Cầu hiệu quả của J.M.Keynes với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Xuân Thắng (Viện Khoa học xã hội Việt Nam); “Khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế - Những thách thức về lý thuyết kinh tế” của TS Lê Đăng Doanh ( Viện Nghiên cứu phát triển); “ Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học cho Việt Nam” của TS Lê Hồng Nhật ( Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)...

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.