Hà Nội bỏ toàn bộ phần mềm quản lý công trị giá 1.000 tỷ đồng?

Phần mềm tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội được người dân đánh giá cao
Phần mềm tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội được người dân đánh giá cao
TPO - Trước thông tin Hà Nội sẽ thay thế toàn bộ hệ thống phần mềm quản lý công cũ trị giá lên tới 1.000 tỷ đồng để thay bằng hệ thống mới hoàn toàn, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông đã có câu trả lời.

Trao đổi với PV Tiền Phong sáng 30/8, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội Phan Lan Tú cho biết, Hà Nội sẽ chưa thay toàn bộ hệ thống phần mềm dịch vụ công trước đây. Theo lãnh đạo Sở TT&TT, hiện tại các hệ thống cũ vẫn giữ nguyên và các hệ thống mới vẫn đang hoạt động song song. Các dịch vụ công mới như: Cấp giấy phép xây dựng, tuyển sinh đầu cấp… đang hoạt động tốt, phát huy hiệu quả và được người dân đánh giá cao. Tuy nhiên, nếu cần trích xuất dữ liệu giữa 2 hệ thống thì sẽ phức tạp, có thể phải nhập liệu thủ công.

“Nếu đồng bộ được cả 2 hệ thống phần mềm dịch vụ công cũ và mới thì sẽ rất thuận tiện cho việc tra cứu, trích xuất các dữ liệu. Do đó, các hệ thống mới sẽ thay thế hệ thống cũ theo lộ trình thích hợp”, lãnh đạo Sở TT&TT nói.

Trước đó, trong buổi làm việc với đoàn đại biểu của TP Hồ Chí Minh về xây dựng Chính phủ điện tử, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, tháng 12/2015, Hà Nội đã mạnh dạn quyết định bỏ toàn bộ hệ thống phần mềm đầu tư trước đó với trị giá 1.000 tỷ đồng để làm mới toàn bộ. Lãnh đạo thành phố chủ trương thuê server dịch vụ của các tập đoàn viễn thông lớn, công nghệ hiện đại nhất và ưu tiên bảo mật. "Nếu không làm thống nhất một mạng dùng chung sẽ không thể cải cách hành chính được", ông Chung nhấn mạnh.

Việc bỏ ngay hệ thống phần mềm trị giá 1.000 tỷ đồng đã khiến dư luận thắc mắc và đặt nhiều dấu hỏi vì sự lãng phí ngân sách.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.