Hà Nội đồng thuận dừng nhân rộng thí điểm Uber, Grab

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, không cấm, nhưng Uber, Grab phải tuân thủ pháp luật. Ảnh: Today online.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, không cấm, nhưng Uber, Grab phải tuân thủ pháp luật. Ảnh: Today online.
TP - Tiếp sau tuyên bố có tính bước ngoặt về quản lý xe Uber, Grab của Bộ trưởng Bộ GTVT, Hiệp hội taxi ba miền gồm Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng cũng vừa ký chung văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị dừng nhân rộng thí điểm xe Uber, Grab. Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội bày tỏ đồng tình với đề xuất này.

Theo Hiệp hội taxi ba miền gồm: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, sau khi kết thúc 2 năm thí điểm vào tháng 1/2018, Bộ GTVT tiếp tục đề xuất cho Uber, Grab tiếp tục thí điểm là một bước “lùi” trong công tác quản lý. Theo các hiệp hội, thí điểm cho một loại hình vận tải đến 2 năm là đã quá dài, nay nếu tiếp tục cho thí điểm như lâu nay với việc phương tiện gia tăng không có kiểm soát sẽ làm rối loạn cho quy hoạch giao thông và hoạt động vận tải tại nhiều địa phương.

Cùng với đó, Hiệp hội ba miền cũng cho rằng, theo nội dung thí điểm, các phương tiện sẽ được dán logo riêng để phân biệt, nhưng Bộ GTVT lại giao việc này cho Uber, Grab được tự in, cấp phát logo. Các doanh nghiệp này không đưa ra quy chuẩn nhận diện khiến Thanh tra, CSGT và cơ quan chức năng khó quản lý. Riêng tại một số địa phương, trong đó có Đà Nẵng mặc dù chưa được cho phép nhưng Uber, Grab vẫn hoạt động rầm rộ.

Không cấm, nhưng Uber, Grab phải tuân thủ pháp luật

Với những tồn tại được nêu trên, trong phần kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội taxi ba miền cho rằng, cần có quy định thay thế Quyết định 24 về thí điểm xe Uber, Grab. Về các giải pháp cần làm ngay, Hiệp hội taxi ba miền kiến nghị, Thủ tướng cần chỉ đạo dừng việc gia tăng số lượng phương tiện và nhân rộng xe Uber, Grab tại các tỉnh, thành phố…

Trong cuộc họp về quản lý vận tải cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVT đang tiếp thu nghiêm túc các ý kiến của các bộ ngành, địa phương và hiệp hội. Quan điểm của Bộ GTVT là xem hoạt động của xe Uber, Grab như taxi, do vậy loại phương tiện này phải được quản lý như xe kinh doanh vận tải dưới 9 chỗ. Thậm chí, ông Thể còn cho biết, sau khi áp dụng quy định này, nếu Uber, Grab không đáp ứng được điều kiện với xe kinh doanh dưới 9 chỗ thì “mời rời khỏi Việt Nam”. Theo ông Thể, quan điểm của Bộ GTVT là không cấm Uber, Grab nhưng hoạt động vận tải phải công bằng và tuân thủ các quy định, luật pháp Việt Nam.

Đại diện Bộ GTVT vừa cho biết, Bộ đang hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86, trong dự thảo này có nội dung quản lý chặt xe Uber, Grab như ý kiến Bộ trưởng đã nêu vừa qua. “Do vậy, sau khi ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 86 sẽ dừng áp dụng Quyết định 24, đồng thời cũng kết thúc thời gian thí điểm xe công nghệ Uber, Grab”, đại diện Bộ GTVT nhấn mạnh.

Cho biết ý kiến về các nội dung Hiệp hội taxi ba miền vừa có kiến nghị, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, đề nghị dừng gia tăng phương tiện và không mở rộng thí điểm xe Uber, Grab để đưa ra giải pháp quản lý hiệu quả là phù hợp với tình hình hiện nay. Đây cũng là một trong các nội dung được Sở GTVT cho ý kiến trong các văn bản gửi Bộ GTVT về xe Uber, Grab. Theo ông, Tuấn do có hình thức hoạt động như taxi nên xe Uber, Grab cần được quản lý như taxi.

“Vừa rồi Sở GTVT đã chủ động cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ trên 11 tuyến phố trong đó có xe Uber, Grab cũng là đảm bảo các quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm túc, công bằng”, ông Tuấn nói

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.