Hà Nội dừng hoạt động 6 tạp chí, 3 báo, sáp nhập 1 báo

Trụ sở báo Hà Nội mới. Ảnh minh họa
Trụ sở báo Hà Nội mới. Ảnh minh họa
TPO - Kết quả sau sắp xếp còn 8 cơ quan báo chí: 5 báo, 2 tạp chí, 1 Đài PT-TH Hà Nội; giảm 10 cơ quan báo chí.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông cáo báo chí về một số hoạt động chỉ đạo - điều hành nổi bật từ ngày 30/12/2019- 6/1/2020. Theo đó, từ nay đến năm 2025, Thành phố sẽ giảm 10 cơ quan báo chí sau thực hiện sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí.

Với mục tiêu sắp xếp hệ thống báo chí thành phố Hà Nội gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử; khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích; xây dựng cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng dư luận xã hội, thông tin đối ngoại; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phòng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới; nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, quản lý báo chí của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí thành phố Hà Nội, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 2/1/2020 phê duyệt Đề án sắp xếp phát triển và quản lý báo chí thành phố Hà Nội đến năm 2025 thực hiện sắp xếp 15/20 cơ quan báo chí.

Theo đó, trong giai đoạn I - từ khi Đề án được phê duyệt đến hết năm 2020 có 3 cơ quan báo chí không phải sắp xếp; 15 cơ quan báo chí phải sắp xếp, trong đó: dừng hoạt động 6 tạp chí ; dừng hoạt động 3 cơ quan báo ; giữ ổn định 4 cơ quan báo ; sáp nhập 1 cơ quan báo; chuyển đổi mô hình hoạt động 1 cơ quan báo .

Kết quả sau sắp xếp còn 8 cơ quan báo chí: 5 báo, 2 tạp chí, 1 Đài PT-TH Hà Nội; giảm 10 cơ quan báo chí, cụ thể các cơ quan báo chí còn hoạt động như sau:

- 5 báo in: Hà Nội mới; Kinh tế và Đô thị; Phụ nữ Thủ đô; Lao động Thủ đô; Tuổi trẻ Thủ đô.

- 2 tạp chí: Khoa học (thuộc trường ĐH Thủ đô); Văn học và Nghệ thuật Hà Nội.

- 1 phát thành truyền hình: Đài PT-TH Hà Nội.

Giai đoạn II: từ ngày 1/1/2021 đến hết năm 2025, hoàn thành việc sắp xếp; ổn định hoạt động và nâng cao chất lượng, hiệu quả các cơ quan báo chí Thành phố sau sắp xếp. Xác định cơ quan báo chí chủ lực, nòng cốt thực hiện nhiệm vụ chính trị, định hướng thông tin tạo đồng thuận trong xã hội.

Đối với báo tin và tạp chí: hoạt động theo mô hình một cơ quan báo in có nhiều ấn phẩm; đổi mới hình thức, nội dung. Đối với báo điện tử và tạp chí điện tử: tập trung phát triển báo điện tử có kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tính tương tác cao, định hướng dư luận xã hội, tuyên truyền và thông tin đối ngoại (bằng tiếng việt và tiếng nước ngoài); đổi mới công nghệ, trở thành công cụ hữu hiệu định hướng thông tin mạng.

Đối với phát thanh, truyền hình: Đài PT-TH Hà Nội hoàn thiện tổ chức nhân sự theo mô hình tinh gọn, hiệu quả; đẩy mạnh cung cấp trên mạng internet; đầu tư thiết bị chuyên ngành và hệ thống an ninh, an toàn trong phát sóng; sản xuất chương trình truyền hình theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.