Hà Nội không nên phát triển quá nóng

Hà Nội không nên phát triển quá nóng
TPO - PGS-TS, KTS Trần Trọng Hanh, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam ( Nguyên Hiệu trưởng Đại học Kiến trúc Hà Nội) trao đổi với Tiền Phong, bên lề Kỳ họp HĐNDTP Hà Nội.

Ông Hanh cho biết :

Đến nay là 12 năm Thủ tướng đã có quy định (Quy hoạch 108) trong vùng nội thành Hà Nội, đặc biệt từ vành đai 2 trở vào nên khống chế khoảng 80 vạn dân. Đây là một vùng phát triển với nhiều năm lịch sử, kết cấu hạ tầng đã xuống cấp nghiêm trọng, kể cả hạ tầng kỹ thuật lẫn hạ tầng xã hội, thiếu không gian công cộng. Dẫn đến nhiều khó khăn cho quản lý đô thị như ách tắc giao thông, úng ngập.

Để giải quyết, sau QĐ 108, Thành phố phải có một đề án để thực hiện mục tiêu là giảm bớt mật độ từ 1,2 triệu hiện nay xuống còn 0,8 triệu dân; thứ hai, di dời những cơ sở gây ô nhiễm, quá tải, không đúng chức năng ra khỏi nội đô; và thứ ba là phải tạo ra những không gian công cộng cho đô thị.

Ngoài ra, đặc biệt chú ý khống chế những khu vực không phát triển chiều cao như khu vực Hồ Tây, Trung tâm chính trị Ba Đình, khu thành cổ, phố cổ, Hồ Hoàn Kiếm. Tuy nhiên những việc này chúng ta đã không chủ động làm mà lại rơi vào thế bị động, tức là các DN đã mua đất, rồi xin phép xây dựng.

Các sở, ngành đã xem xét từng trường hợp cụ thể, nhưng lại không nhìn thấy cái toàn bộ, chính vì vậy thời gian qua đã có trên 200 dự án xin cấp phép xây cao tầng. May là không phải toàn bộ những dự án đó nằm ở những vùng bị khống chế tuyệt đối, nhưng nó lại tạo nên bộ mặt đô thị không như mong muốn, tiếp tục gây áp lực cho hạ tầng đã quá yếu kém và không thực hiện được những mục tiêu Thủ tướng đề ra. Việc này, trước hết thành phố phải dừng lại vì đây là một sai lầm về chiến lược.

 
Hà Nội không nên phát triển quá nóng ảnh 1

PGS.TS, KTS Trần Trọng Hanh Ảnh: Nguyễn Tuấn

Phải có một đề án cụ thể, trên cơ sở thiết kế đô thị, nhằm giải quyết hệ thống vấn đề theo đúng yêu cầu và chỉ đạo của Thủ tướng. Đó mới là vấn đề chính. Còn nếu quá chú trọng đến phát triển một cách vội vã, hay chỉ lo giải quyết từng vấn đề, giải quyết quyền lợi của các DN và tiếp tục cách làm như vừa rồi sẽ càng khó khăn, bế tắc hơn.

Với tư cách là một nhà chuyên môn, ông có sáng kiến gì không ?

Hiện nay có 57 dự án đã làm xong các thủ tục, nằm trong phạm vi không bị khống chế hoàn toàn, xét trên diện rộng chưa nhiều, có thể cho tiếp tục triển khai được. Tuy nhiên chỉ nên dừng lại như vậy. Còn đối với những dự án khác thì phải xem xét và biến từ thế bị động sang chủ động mới giải quyết được vấn đề.

Vậy khu Phố cổ có nên tiếp tục cho xây dựng công trình cao tầng nữa hay không?

Khu phố cổ đương nhiên phải khống chế tối đa, kể cả đỉnh mái tối đa chỉ được 16m thôi, nhưng vừa qua Hà Nội đã cho xây dựng và vi phạm quá nhiều. Không biết lỗi tại đâu, nhưng đó là hiện tượng cần phải chấn chỉnh ngay. Đành rằng, những miếng đất rất có giá trị, nhưng đây là khu vực cần bảo tồn.

Nguyễn Tuấn
MỚI - NÓNG
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Nơi hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Nơi hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.