Hà Nội thông xe đường nối Lê Đức Thọ với đường 70

Với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng và sau 9 năm thi công tuyến đường Trần Hữu Dực dài 3,5km đã thông xe
Với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng và sau 9 năm thi công tuyến đường Trần Hữu Dực dài 3,5km đã thông xe
TPO - Sau hơn 9 năm khởi công, sáng 28/4 tuyến đường quận Nam Từ Liêm và Cty Cổ phần Tasco (nhà đầu tư) đã tổ chức thông xe đường Trần Hữu Dực. Đây là trục giao thông hướng tâm ở phía Tây Hà Nội, nối đường Lê Đức Thọ với đường 70.

Ông Nguyễn Văn Hải, Bí thư quận ủy - Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, tuyến đường được thành phố Hà Nội phê duyệt xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới đường theo quy hoạch phát triển GTVT, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần củng cố an ninh quốc phòng ở khu vực phía Tây Nam. Dự án được khởi công ngày 15/2/2009 với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng theo hình thức BT.

Dự án được Thủ tướng Chính phủ cho thực hiện cơ chế chỉ định thầu. Với đoạn từ đường Lê Đức Thọ đến nhà thi đấu điền kinh trong nhà đã được thi công xong tháng 9/2009 để kịp tổ chức đại hội thể thảo Châu Á trong nhà Asian Indoor game.

Lý giải cho việc dự án thi công kéo dài đến hơn 9 năm, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Tasco - nhà đầu tư cho rằng, do vướng mặt bằng và một số quy định về quy hoạch được phê duyệt về sau khiến dự án phải dừng thi công nhiều lần. Việc dự án được thông xe là cả sự cố gắng của chính quyền địa phương, các ban ngành của thành phố và nhà đâu tư.

“Với chiều dài 3,5 km, mặt cắt ngang rộng 50m - 8 làn xe và 2 cầu vượt sau khi được thông xe tuyến đường sẽ bổ sung vào hệ thống đường giao thông thành phố, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn thành phố, đặc biệt là quận Nam Từ Liêm”, ông Dũng thông tin.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.