Hà Nội:Treo xe ở chỗ nào?

Một chủ bãi trông giữ xe trên đường Trần Quang Khải bức xúc vì lệnh cấm đỗ xe đưa ra đột ngột Ảnh: Trọng Đảng
Một chủ bãi trông giữ xe trên đường Trần Quang Khải bức xúc vì lệnh cấm đỗ xe đưa ra đột ngột Ảnh: Trọng Đảng
TP - Việc không trông giữ xe trên 250 tuyến phố, cũng như hầu hết dự án bãi đỗ xe bị “treo” khiến 90% người có nhu cầu gửi xe ở Thủ đô phải tìm điểm đỗ tự phát.

> Ô tô, xe máy 'tấn công' sân trường

Một chủ bãi trông giữ xe trên đường Trần Quang Khải bức xúc vì lệnh cấm đỗ xe đưa ra đột ngột Ảnh: Trọng Đảng
Một chủ bãi trông giữ xe trên đường Trần Quang Khải bức xúc vì lệnh cấm đỗ xe đưa ra đột ngột. Ảnh: Trọng Đảng.
 

Giống một ngày trước đó, hôm qua, tình trạng người dân nháo nhác tìm nơi gửi xe vẫn diễn ra trên nhiều tuyến phố. Tính đến cuối giờ chiều qua, chỉ sau hai ngày ra quân, liên ngành GTVT - Công an Hà Nội xử lý hơn 600 trường hợp vi phạm. Theo khảo sát của phóng viên, do tập trung nhiều cửa hàng, cơ quan hành chính nên hôm qua, các tuyến phố như: Nguyễn Thái Học, Hai Bà Trương, Phố Huế - Hàng Bài, Bà Triệu có lượng phương tiện vi phạm dừng đỗ nhiều nhất.

“Vì không có điểm đỗ công cộng nên hai ngày qua, mỗi khi đi lại trên các tuyến phố cấm, chúng tôi phải vào các điểm trông giữ xe nhỏ lẻ của tư nhân ở các ngõ ngách và bị thu tiền gấp hai, ba lần giá quy định”, anh Nguyễn Ngọc Minh, nhân viên Cty Công nghệ Truyền thông số trên đường Bà Triệu, cho biết.

Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, nếu không có các giải pháp hỗ trợ người dân hiệu quả thì trật tự chỉ có thể duy trì được vài ngày đầu; sau khi lực lượng chức năng rút, tình trạng vi phạm sẽ tái diễn.

Cty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cho biết, thành phố hiện có 1.245 điểm, bãi đỗ xe công cộng với tổng diện tích 43,8 ha, đáp ứng được gần 10% nhu cầu. Ngay cả các điểm đỗ lớn như Ngọc Khánh, Dịch Vọng, Nam Thăng Long, Gia Thuỵ, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Kim Ngưu (được xây dựng theo quy hoạch và chỉ phục vụ mục đích đỗ xe) cũng chỉ tiếp nhận được 2.863 xe ô tô. Trong khi đó, Hà Nội hiện có hơn 370.000 ô tô và trên 3,7 triệu xe máy.

2 ngày qua nhiều ô tô xe máy vẫn đỗ trên vỉa hè Nguyễn Thái Học. Ảnh: Trọng Đảng
2 ngày qua nhiều ô tô xe máy vẫn đỗ trên vỉa hè
Nguyễn Thái Học. Ảnh: Trọng Đảng.

Dự án điểm đỗ: “Treo”

Ngoài bố trí điểm trông giữ xe tạm thời trên các tuyến phố, từ năm 2001, UBND TP Hà Nội phê duyệt 9 dự án bãi đỗ xe với quy mô gần 40 ha. Các bãi đỗ xe chủ yếu nằm trong phạm vi của tuyến đường vành đai 2, vành đai 3 và được yêu cầu triển khai trong thời gian từ 2001 đến 2005, gồm: Gia Thụy (Long Biên); Lĩnh Nam, Kim Ngưu (Hoàng Mai); Phùng Khoang, Xuân Phương, Tây Tựu (Từ Liêm); Bắc Yên Viên (Gia Lâm); Mai Lâm (Đông Anh); Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì).

Tuy nhiên theo tìm hiểu của phóng viên, đến nay cả 9 bãi đỗ xe chưa có bãi nào hoàn thành đúng nghĩa, riêng hai dự án bãi đỗ xe Gia Thụy (UBND quận Long Biên là chủ đầu tư), Kim Ngưu (Tổng Cty Hapro quản lý) còn bị biến tướng thành trung tâm thương mại, đại lý buôn bán ô tô...

Ngay cả 4 dự án xây dựng bãi đỗ xe lắp ghép như Trần Nhật Duật, Phùng Hưng, Nguyễn Công Hoan, Tô Lịch năm 2010 được Thường trực Thành ủy yêu cầu triển khai ngay để giải quyết nhu cầu điểm đỗ khu vực nội thành vẫn chưa xong khâu làm thủ tục.

Ngày 17-2, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, nói rằng, cơ chế chưa phù hợp là nguyên nhân chính khiến các dự án bãi đỗ xe chưa hoàn thành. Theo ông Linh, xây dựng bãi đỗ xe, đặc biệt là bãi đỗ xe lắp ghép đòi hỏi kinh phí lớn, trong khi việc thu hồi vốn chỉ thông qua thu phí trông giữ xe, khiến doanh nghiệp không mặn mà.

“Cơ chế thu hút đầu tư, xã hội hoá các bãi đỗ xe vẫn chưa thật sự hấp dẫn. Tới đây, thành phố sẽ tiếp tục tạo thuận lợi về thủ tục hành chính, miễn giảm tiền sử dụng đất cho nhà đầu tư. Chính sách đã có, tuy nhiên thực hiện chưa trôi chảy. Cơ chế xã hội hoá đầu tư các bãi đỗ xe vẫn nằm trong các cơ chế khuyến khích chung về văn hoá, môi trường, cần có cơ chế khuyến khích mạnh hơn”, ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP Hà Nội, nói.

“Bốn dự án điểm đỗ xe lắp ghép trong khu vực nội đô đang được giao cho Cty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội làm hồ sơ xin thành phố cơ chế đặc thù để mời doanh nghiệp triển khai sớm”, ông Linh nói.

Như thế, câu hỏi “người dân Thủ đô treo xe ở chỗ nào?”. Khi có việc vào hoặc thường xuyên làm việc ở 262 tuyến phố bị thu hồi các giấy phép trông giữ xe vẫn chưa có lời đáp. Và chuyện chạy xe lòng vòng tìm chỗ đỗ tạm khiến ùn tắc ở Hà Nội giờ cao điểm có nguy cơ tăng cao!

Hơn 600 trường hợp vi phạm trong hai ngày

Chiều 17-2 liên ngành GTVT - Công an Hà Nội cho biết, sau hai ngày thực hiện cấm đỗ xe trên nhiều tuyến phố, đã xử lý 627 trường hợp. Trong đó, 407 trường hợp dừng, đỗ sai quy định, tạm giữ 18 ô tô, xe máy; 202 trường hợp lấn chiếm lòng lề đường, kinh doanh trông giữ xe trái phép.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.