Hà Tĩnh: Lợi dụng làm đường xuyên Á, gần 21 ha rừng bị chặt

Hà Tĩnh: Lợi dụng làm đường xuyên Á, gần 21 ha rừng bị chặt
Ngày 23/4 ở vùng rừng Khe Nét nơi giáp ranh giữa hai huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và Tuyên Hoá (Quảng Bình), nhiều bãi gỗ ngổn ngang được tập kết dọc đường.
Hà Tĩnh: Lợi dụng làm đường xuyên Á, gần 21 ha rừng bị chặt ảnh 1
Xe chở gỗ của Cty TNHH Phú Thành Lâm

Theo nguồn tin của một người phục vụ xe reo mang biển 43T27-17 thì số gỗ này là do Cty TNHH Phú Thành Lâm nhận hợp đồng chặt hạ với chủ rừng phía Hà Tĩnh... bước đầu đã tiến hành thu gom được khoảng 300 m3...

Đường xuyên Á đi từ cảng Vũng Áng thuộc huyện Kỳ Anh qua địa phận Quảng Bình lên của khẩu Cha Lo sang Lào đã được thi công và tu bổ. Phía Hà Tĩnh đã tiến hành mở đường mới xuyên rừng từ năm 2003 đến nay đã làm đến Km 57.

Ngày 14/3/2005, UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định thu hồi diện tích rừng thuộc xã Thuận Hoá (Tuyên Hoá) để tiến hành thi công từ km 60+033. Đoạn trung gian còn lại khoảng 3 km tính từ Km 57 đến Km 60+033 đang “ Tạm thời vô chủ”.

Ngày 15/4/2005, Ban Quản lý dự án 85 thuộc Bộ GTVT có công văn số 426 gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh và các ngành có liên quan đề nghị cho phép mở đường công vụ có chiều dài 3,82 km, chiều rộng nền đường 5,5 m phục vụ cho việc thi công đường chính đoạn giáp ranh.

Cùng ngày UBND tỉnh Hà Tĩnh có công văn số 628 phúc đáp gửi Ban Quản lý dự án 85 đồng ý việc mở đường công vụ kèm theo lời yêu cầu: “Ban quản lý dự án 85 có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại về rừng, kể cả chi phí trồng lại rừng trên tuyến công vụ... Mọi thủ tục về khai thác và tận dụng gỗ có trên tuyến công vụ phải được thực hiện theo quy định hiện hành...”.

Cũng trong ngày 15/4 UBND tỉnh Hà Tĩnh có công văn số 629 giao cho Sở NN &PTNT và Sở TN - MT chỉ đạo việc lập các thủ tục khai thác và tận dụng gỗ rừng tự nhiên, chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm đường giao thông trên đoạn đã nêu trình UBND tỉnh ra quyết định.

Cả hai văn bản đều do Chủ tịch Lê Văn Chất ký. Cho đến nay Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chưa có một quyết định nào khác cho phép việc chặt hạ hàng trăm mét khối gỗ ở vùng rừng Khe Nét. Vậy mà Cty TNHH Phú Thành Lâm ở huyện Hương Khê hàng tháng nay tiến hành chặt hạ hàng trăm khối gỗ để ngổn ngang dọc tuyến đường.

Chiều 26/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh triệu tập cuộc họp bất thường liên ngành Kiểm lâm, NN & PTNT, Công an, Nội vụ, UBND huyện Kỳ Anh cùng các xã có rừng và chủ rừng là Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh.

Ông Lê Văn Chất - Chủ tịch UBND tỉnh - chủ trì hội nghị. Sau khi yêu cầu các ban ngành và địa phương trình bày sự việc, ông Chất đã phê bình các ngành có liên quan trong việc để tình trạng phá rừng xảy ra. Điều đáng nói là ngày 15/4 UBND tỉnh mới ban hành công văn 629 yêu cầu các có quan chức năng chỉ đạo việc lập các thủ tục để trình lên UBND tỉnh phê duyệt ra quyết định việc thu gom gỗ trên đường công vụ.

Đến nay các văn bản ấy vẫn chưa được trình lên vậy mà trước đó 15 ngày (từ 1/4/2005) chủ rừng là BQL rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh đã có hợp đồng với Cty TNHH Phú Thành Lâm thuộc huyện Hương Khê do Phạm Hồng Sơn làm Giám đốc vào tiến hành khai thác hàng trăm khối gỗ. Đến ngày 26/4, ước tính gần 21 ha rừng đã bị chặt phá.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ban ngành và địa phương có liên quan đều viết kiểm điểm làm rõ trách nhiệm sai phạm của mình đến đâu, trình lên trên trước ngày 30/4, lãnh đạo tỉnh sẽ xử lý nghiêm những người cố ý làm trái và không hoàn thành nhiệm vụ.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.