Hai người lính già “thay trời làm mưa”

Hai người lính già “thay trời làm mưa”
TP - Họ từng xông pha trận mạc khắp chiến trường Tây Nguyên, hết chiến tranh, sống giữa thời bình một người được nhân dân tín nhiệm bầu giữ chức Trưởng thôn, người còn lại làm Bí thư chi bộ.
Hai người lính già “thay trời làm mưa” ảnh 1
Hai ông Cử, Kiệm tại đường ống dẫn nước qua suối bằng thùng phuy

Không cam chịu “khoanh tay” ngồi nhìn đồng ruộng khô cháy, hai cựu binh chung lưng đấu cật, bán hết tài sản để đem tiền làm công trình thuỷ lợi, đảm bảo nước tưới cho hơn 20ha ruộng, giúp 162 hộ với 700 nhân khẩu trong thôn hết đói nghèo…

Năm 1976, tỉnh Kon Tum chủ trương xây dựng đập thuỷ lợi Mùa Xuân nhằm ngăn con suối Đăk Uy, phục vụ tưới cho hàng ngàn héc-ta cà phê của 4 nông trường thuộc huyện Đăk Hà (Kon Tum).

Phía trên đập nước này, tổng diện tích hơn 360 ha ruộng vườn của bà con nông dân xã Đăk Uy bị ngập chìm trong biển nước. Nằm trong số diện tích 50 ha bán ngập, bà con vẫn sản xuất được một vụ đông xuân, trong đó tại thôn 8 có 30 ha phải chịu cảnh “chờ trời, đợi nước” nên hầu hết diện tích này phải bỏ hoang hoá. Làm sao có thể “thay trời làm mưa”? Câu hỏi nọ cứ ám ảnh hai người lính già.

Dưới sự chủ trì của ông Trưởng thôn Lê Ngọc Cử (51 tuổi) và Bí thư Chi bộ Nguyễn Chí Kiệm (67 tuổi), họ đã tổ chức họp dân nhiều lần nhằm bàn giải pháp xây dựng công trình thuỷ lợi để lấy nước tưới cho cánh đồng. Người dân trong thôn ai cũng muốn làm, nhưng khi nghe dự tính tổng số tiền lớn quá thì ai cũng… lắc đầu!

Ông Kiệm bảo: “Thế thì đảng viên phải đi đầu làm trước, thấy lợi bà con sẽ làm theo thôi!”. Điều hai ông đau đầu nhất là… tiền đâu? ông Cử về bàn với vợ con, số tiền vừa bán đàn bò, heo, cà phê, mì… tổng cộng hơn 35 triệu đồng đang dự tính xây cất lại ngôi nhà, ông đánh liều đem ra đầu tư đắp đập làm thuỷ lợi.

Cuộc chinh phục của hai người lính già bắt đầu bằng việc mở một con đường có chiều dài 500m để đưa xe cơ giới vào đổ đất, đi qua nương rẫy của nhiều hộ dân với các loại cây: cà phê, bời lời, chuối, mít, bưởi… họ yêu cầu hai ông phải đền bù đầy đủ mới cho thi công, tổng cộng cho công tác đền bù “giải phóng mặt bằng” tốn hơn 10 triệu đồng.

Hai ông nhẩm tính hoàn thành con đập này phải tốn 20 triệu. Hiện nay, hai tuyến kênh mương chạy hai bên có chiều dài khoảng 7.000m, ôm trọn cánh đồng hơn 20ha, để có hệ thống kênh mương khá bài bản này, cả hai vừa trực tiếp thi công vừa đi thuê mướn khoảng 500 ngày công.

Trong suốt quá trình thực hiện, lúc gặp khó khăn nhất chính là cho “cái nước” vượt qua chính con suối mà các ông đang bắt nó chảy theo ý mình ở thượng nguồn, có chiều dài 36m.

Nhiều người bàn nên làm một hệ thống máng gỗ, nhưng gỗ thì kiếm đâu ra, vì vậy 2 ông sáng kiến là đi mua thùng phuy ghép lại, tổng cộng hết 40 thùng, thuê thợ về hàn gắn lại nhẩm tính hết 9 triệu đồng.

Tổng số tiền 2 ông bỏ ra tính đến nay ngót nghét 40 triệu đồng, thấy 2 ông làm có hiệu quả, UBND xã Đăk Uy hỗ trợ cho 3 triệu đồng gọi là động viên. Hiện nay, công trình thuỷ lợi này đã đảm bảo nước tưới cho 20ha ruộng cho đồng bào các dân tộc trong thôn, cho năng suất từ 11-13 tấn/ha, ước tính cho thu hoạch khoảng 100 tấn lúa/vụ.

Làm xong công trình, hai ông họp toàn dân lại cho dân thảo luận một cách dân chủ và đi đến thống nhất tự nguyện trả chi phí tính theo diện tích là 130kg/1000m2, dân phấn khởi lắm!

Số thóc đóng góp này sẽ được trừ dần hàng năm. Hai ông cho biết: Sắp tới sẽ tổ chức họp toàn dân lại, đưa ra bàn bạc dân chủ công khai, nếu dân đồng ý sẽ đưa ra đấu thầu, ai trúng thầu thì đầu tư bảo quản và thu phí, chỉ yêu cầu là họ trả lại chi phí của các ông đã bỏ ra ban đầu.

Trận mưa đầu mùa, lũ quét cuốn con đập mất khoảng 10m, ông Kiệm bảo với tôi: “Giá như có 2 triệu đồng thôi là chúng tôi sẽ hàn gắn lại được ngay thôi mà!...”.

Rồi ông chỉ tay về phía trước nói: “Nếu có tiền tôi có thể cải tạo thêm được 30ha đất hoang hoá cho bà con nhân dân nữa!”.  

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.