TP Hồ Chí Minh:

Hầm chui cầu Thủ Thiêm liệu cùng số phận như cầu chui Văn Thánh 2 ?

Hầm chui cầu Thủ Thiêm liệu cùng số phận như cầu chui Văn Thánh 2 ?
TP - Chiều 17/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN TPHCM đã tổ c hức hội nghị “Góp ý thiết kế kỹ thuật phần hầm chui dự án cầu Thủ Thiêm” thu thập ý kiến phản biện của các nhà khoa học.
Hầm chui cầu Thủ Thiêm liệu cùng số phận như cầu chui Văn Thánh 2 ? ảnh 1
Phối cảnh đường chui, hầm dẫn và cầu Thủ Thiêm.

Theo ông Nguyễn Việt Sơn - Phó giám đốc Sở Giao thông Công chánh, sự cố hầm chui và cầu Văn Thánh 2 vừa qua là một bài học đắt giá. TPHCM sẽ lắng nghe các chuyên gia góp ý, tránh để hầm chui cầu Thủ Thiêm xảy ra các sự cố tương tự.

Theo chủ đầu tư, hầm chui có tổng chiều dài 460m gồm 3 phần: Phần hầm chính dài 60m (hầm kín), phần hầm dẫn (hầm hở hình chữ U) gồm 2 nhánh: Nhánh đi ra đường Tôn Đức Thắng dài 140m, nhánh ra cầu Sài Gòn dài 220m.

Phần chuyển tiếp mỗi nhánh dài 20m được xây bằng tường chắn bê tông cốt thép. Móng hầm nằm trên hệ cọc khoan nhồi bê tông cốt thép kích thước từ phi 1m đến phi 1,2m và dài 62m/cọc. Tùy theo từng đốt hầm, số lượng và cách bố trí cọc sẽ khác nhau.

Vấn đề nằm ở chỗ địa điểm xây dựng hầm chui này cách hầm chui và cầu Văn Thánh 2 chỉ vài trăm mét. Mặt khác, công trình này đấu nối với đường Nguyễn Hữu Cảnh nên nguy cơ lún, ngập úng do triều cường phải được tính đến.

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý sử dụng cọc khoan nhồi thay thế cọc ép để tránh gây hư hỏng các công trình xây dựng xung quanh, dù giá thành có đắt hơn (59 tỷ đồng so với 50 tỷ đồng).

Tuy nhiên, GSTS Nguyễn Văn Đạt - Chuyên viên cao cấp ngành xây dựng băn khoăn:

Ngay cả người dân khu vực Đồng Tháp Mười  - vựa tràm của cả nước không còn dùng cừ tràm để gia cố nền đất khi xây nhà. Hầm chui và cầu Văn Thánh 2 vì sử dụng vật liệu này mà đến nay vẫn còn lún (lún hơn 1,1m).

Nếu chúng ta tiếp tục dùng cừ tràm dài 3,5m, mật độ 25 cây/m2 để xử lý nền đường gom và nền đường phần mở rộng của hầm chui theo đường Nguyễn Hữu Cảnh thì không ổn.

“Hai hầm chui này có kết cấu địa chất, địa hình gần giống nhau (xây trên nền đất yếu) vì cách nhau không xa nên cần hết sức thận trọng” – GS Đạt cảnh báo.

“Thiết kế mỹ thuật của cầu Thủ Thiêm (đã được duyệt) quá xấu, không tuân thủ các quy chuẩn cơ bản của kiến trúc”.

Ngoài ra, theo GSTS Nguyễn Văn Đạt, rất nhiều chỉ số kỹ thuật quan trọng hồ sơ thiết kế chưa đặt ra.

Hồ sơ chưa thể hiện tác động của cây cầu, hầm chui đối với việc lưu thông của khu vực trên, chưa làm rõ sự khập khiễng giữa công trình cầu Thủ Thiêm hiện đại và công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh đang bị xuống cấp và lún.

Ông Nguyễn Việt Sơn đồng tình: Cao độ tối thiểu của đường Nguyễn Hữu Cảnh được phê duyệt trước đây là +1,96m nhưng qua thời gian khai thác đã bị lún từ 30 – 50cm, dẫn đến tình trạng ngập nước khi triều cường.

Để giải quyết, một trong hai giải pháp được xem xét là nâng cao độ mặt đường cao hơn mực nước triều cường (khoảng +1,53m).

Tuy nhiên, không thể nâng cao độ ngang bằng với mức phê duyệt trước đây vì sẽ ảnh hưởng tới nhà dân và các công trình xây dựng hai bên đường.

Cty Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam đã đề xuất chọn cao độ +1,68m làm mức khống chế tối thiểu nhưng sẽ gây ảnh hưởng và buộc 20 hộ dân phải nâng cao nền. “Hiện nay, địa phương đang vận động người dân ủng hộ” - Ông Sơn nói.

MỚI - NÓNG