Hầm Kim Liên vừa thông xe đã xuất hiện nhiều vết rò rỉ

Hầm Kim Liên vừa thông xe đã xuất hiện nhiều vết rò rỉ
TPO -  Mới thông xe nhưng hầm đường bộ Kim Liên, Hà Nội đã xuất hiện nhiều vết rò rỉ. Trời mưa, nước chảy từ trên thành và trần hầm xuống loang lổ. Người dân lo ngại về chất lượng công trình được đánh giá là hiện đại nhất Hà Nội này.

>> Nút Kim Liên, Hà Nội: Vừa thông đã ngập

Trong đó, vết hở ở giữa cột trụ số 8 và số 9 (tính theo hướng Đại Cồ Việt - Kim Liên) trầm trọng nhất, khiến nước rò rỉ liên tục xuống mặt đường. 

Hai bên thành, xuất hiện rất nhiều các vết nước vàng chảy thành vệt dài. Các vết này xuất hiện hầu hết ở các đoạn nối những khối bê tông của thành hầm.

Theo người dân phản ánh ban đầu chỉ là vết rỉ nhỏ trên trần hầm nhưng càng ngày vết rỉ càng trầm trọng hơn. Tại điểm giữa cột số 8 và 9 vệt nước bẩn loang dài khoảng 2m, rộng 10 cm, trên trần hầm cũng xuất hiện những vệt nước nhỏ dài hơn 1m.

Chủ đầu tư : Rò rỉ là không thể tránh khỏi

Hầm Kim Liên vừa thông xe đã xuất hiện nhiều vết rò rỉ ảnh 1
Ảnh: Phan Kiền

Chuyên gia từ Nhật Bản sang xử lý

Đại diện Ban quản lý các dự án trọng điểm giao thông đô thị Hà Nội cho biết: sự cố trên không bất ngờ đối với chủ đầu tư và nhà thầu. Trong quá trình thi công, nhà thầu Taisei (Nhật Bản) đã phát hiện ra hiện tượng này.

Trong quá trình đưa hầm xe cơ giới vào sử dụng, do tải trọng của lưu lượng phương tiện, hầm xuất hiện hiện tượng lún, tại các khe co giãn độ xê dịch khác nhau tạo ra những vết nứt trên tường. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước mưa theo các vết nứt chảy vào trong hầm.

Hiện nay, nhà thầu Taisei đã mời các chuyên gia từ Nhật Bản sang để xử lý hiện tượng lún nứt tại công trình hầm cơ giới Kim Liên.

Hiện nhà thầu Taisei vẫn đang triển khai thi công xây dựng dưới sự giám sát của Viện Kết cấu cầu Nhật Bản (JBSI). 

“Không ai có thể tránh được hoàn toàn việc dò nước trong hầm. Do mới thông xe kỹ thuật nên những vấn đề liên quan đến mặt kỹ thuật sẽ được giải quyết trước khi hoàn thành công trình”-  Đại diện đơn vị tư vấn, giám sát thi công dự án hầm cơ giới Kim Liên cho biết như vậy.

Trao đổi với Tiền Phong Online chiều nay, ông Nguyễn Sỹ Bảo - Giám  đốc Ban quản lý các dự án trọng điểm giao thông đô thị Hà Nội (chủ đầu tư dự  án) cho biết, mặc dù đã đưa vào sử dụng hầm xe cơ giới nhưng toàn bộ công trình nút giao thông Kim Liên vẫn đang trong giai đoạn chưa nghiệm thu, bàn giao cho Ban quản lý dự án. Dự kiến đến tháng 10 tới mới bàn giao và khi bàn giao phía nhà thầu có trách nhiệm bảo hành trong vòng hai năm nên nếu gặp sự cố sẽ yêu cầu xử lí ngay.

Theo báo sơ bộ của đơn vị tư vấn thiết kế và giám sát thi công của Nhật Bản vào cuối buổi chiều nay, cho rằng về nguyên tắc hầu hết các công trình ngầm đều được thiết kế khe co giãn để khi có sự co ngót của bê tông hay hiện tượng nước ngầm thì nước sẽ được dẫn về khe co giãn này để ra ngoài.

Một mục đích của khe co giãn nữa là để tránh lún bằng gia cố thép. “Không ai có thể tránh được hoàn toàn việc dò nước trong hầm. Do mới thông xe kỹ thuật nên những vấn đề liên quan đến mặt kỹ thuật sẽ được giải quyết trước khi hoàn thành công trình”.

Có  nghĩa đây là hiện tượng có  thể chấp nhận được với công trình ngầm bê tông vĩnh cửu?

Đối với các công trình ngầm, đây là hiện tường không thể tránh một cách tuyệt đối. Tại Nhật bản, họ có nhiều kinh nghiệm về hiện tượng rò nước thế này như  ở công trình tàu điện ngầm, đường hầm và hầm cho người đi bộ...và sau đó tiến hành các biện pháp khắc phục.

Hầu hết các công trình ngầm đều được thiết kế khe co giãn để khi có sự co ngót của bê tông hay xuất hiện hiện tượng nước ngầm thì nước được dẫn về khe co giãn này để ra ngoài. Một mục đích của khe co giãn nữa là để tránh lún bằng gia cố thép.

- Tư vấn và chủ đầu tư đã biết chính xác vết nứt có chiều dài, chiều rộng bao nhiêu? Liệu nó có vượt quá mức chuẩn cho phép giữa 2 khe co giãn?

Những thông số này không thể thấy bằng mắt thường vì rất nhỏ, tính bằng mm. Phải có quan trắc mới biết được chính xác. Lần quan trắc gần nhất không có hiện tượng này. Chúng tôi cũng đã dự kiến sau đợt mưa sẽ quan trắc để kiểm tra, đánh giá lại thì có sự cố này.

- Có người lo ngại đây là vết nứt do sự cố lún vì hầm trên nền địa chất yếu, gần các hồ lớn, ông nghĩ sao?

Báo cáo của tư vấn cho biết, sau khi đánh giá lại, đối chiếu với các dữ liệu trước kia mới có  thể phân định nguyên nhân là do độ lún không đều hay là vấn đề của vật liệu ngăn nước.

- Vậy, tư vấn đánh giá sự cố này có ảnh hưởng tới chất lượng, độ an toàn của hầm không, thưa ông ?

Theo báo cáo của đơn vị tư vấn sau khi khảo sát ngoài hiện trường lúc 16h chiều nay 16/7, tư vấn cho rằng, về mặt kỹ thuật, việc này  không ảnh hưởng đến hoạt động của tunnel. Họ đảm bảo sẽ không có ảnh hưởng gì đến giao thông.

Họ cũng cho rằng do mới thông xe kỹ thuật, nên những vấn đề liên quan kỹ thuật sẽ được giải quyết trước khi hoàn thành công trình, bàn giao. Hơn nữa hai năm sau ngày bàn giao, phía nhà thầu Nhật Bản cũng sẽ chịu trách nhiệm giải quyết ổn thoả mọi vấn đề phát sinh đến kỹ thuật.

Chùm ảnh của phóng viên Tiền phong Online:

Hầm Kim Liên vừa thông xe đã xuất hiện nhiều vết rò rỉ ảnh 2
Khe hở giữa cột trụ số 8 và số 9 khiến nước nhỏ xuống nhuộm đen cả phần ngăn cách làn đường. Người đi đường, khi qua chỗ này, dễ bị nước bẩn bắn vào người.
Hầm Kim Liên vừa thông xe đã xuất hiện nhiều vết rò rỉ ảnh 3
Không chỉ hai bên thành, trần hầm cũng xuất hiện những vệt nước chạy dài.
Hầm Kim Liên vừa thông xe đã xuất hiện nhiều vết rò rỉ ảnh 4
Những vết như thế này giữa các đoạn nối của các khối bê tông nhìn thấy rất rõ
Hầm Kim Liên vừa thông xe đã xuất hiện nhiều vết rò rỉ ảnh 5
Hầm Kim Liên vừa thông xe đã xuất hiện nhiều vết rò rỉ ảnh 6
Hầm Kim Liên vừa thông xe đã xuất hiện nhiều vết rò rỉ ảnh 7
Nhiều vết rò rỉ khiến nước vàng chảy dài trên thành tường vừa làm mất mĩ quan, vừa khiến người qua hầm lo lắng.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.