Hàng chục ngàn ha lúa ở Kiên Giang đang…chờ chết

Một cánh đồng khô hạn tại vùng U Minh Thượng.
Một cánh đồng khô hạn tại vùng U Minh Thượng.
TP - Hơn 57.000 ha lúa mùa trên nền đất nuôi tôm ở vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) đang bị thiếu nước nghiêm trọng, có nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn. Hiện hàng ngàn ha đã bị chết khô. Gần 15 ngàn ha đã bị nhiễm mặn.

Theo kế hoạch, vụ lúa mùa năm 2015, toàn vùng U Minh Thượng (gồm các huyện: An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận) xuống giống 63.000 ha, nhưng do hạn hán nên chỉ khoảng 58.000 ha được gieo sạ. Tuy nhiên, toàn bộ diện tích đã gieo sạ này đang đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn, có nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn.

Thống kê chưa đầy đủ của Sở NN&PTNT Kiên Giang cho thấy, toàn vùng hiện có 14.741 ha lúa bị nhiễm mặn, với mức độ thiệt hại 10-70%. Trong đó, nặng nhất là huyện An Minh, với diện tích bị nhiễm mặn lên đến 14.029 ha. Huyện An Biên gieo sạ 9.000 ha nhưng đã có gần 3.000 ha lúa bị thiệt hại hoàn toàn, số còn lại do khô hạn nên đang sống lay lắt. Huyện Vĩnh Thuận cũng có hơn 2.800 ha lúa mùa bị mất trắng…

Do hạn hán, hàng ngan hécta lúa đã được gieo sạ lại lần 2, lần 3 nhưng phat triển rất èo uột. Sở NN&PTNT cho biết diện tích lúa bị thiệt hại do hạn mặn ở vùng U Minh Thượng đang tăng lên hằng tuần, tuần sau cao hơn tuần trước từ 4.000 đến 6.000ha.

Theo nhận định của các chuyên gia ngành nông nghiệp, diện tích lúa bị nhiễm mặn tại Kiên Giang sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, do ảnh hưởng của hiện tượng ElNino, nước biển lấn vào nội đồng. Trong khi đó, hệ thống cống ven biển hiện chưa được thi công hoàn chỉnh, thậm chí hang chục cửa cống đã được quy hoạch nhiều năm qua những vẫn nằm trên giấy chờ vốn. Nông dân một số xã ven biển của huyện An Minh cho biết, họ đã phai bỏ lúa, tìm một số loại cỏ chịu mặn để trồng thay thế nhằm làm sạch môi trường đất để chuẩn bị cho vụ tôm tiếp theo.

Ông Ngô Văn Hỷ - Trưởng Phong NN&PTNT huyện An Biên nói: Năm nay lượng mưa rất ít, nắng han kéo dài, trong khi đó điều kiện sản xuất cua An Biên và cả vùng U Minh Thượng phụ thuộc hoàn toàn vao thời tiết. Do không chủ động được nước tưới, mặn co điều kiện xâm nhập sâu hơn mọi năm. Từ đây đến cuối năm nếu không có mưa thì diện tích bị thiệt hại sẽ còn tăng cao, thậm chí co nguy cơ thiệt hại hoàn toàn. Vụ hè thu năm nay các huyện thuộc vùng U Minh Thượng lại tiếp tục đề nghị công bố thiên tai để được nhận hỗ trợ của Nhà nước.

Thông tin từ Sở NN&PTNT Kiên Giang cho biết, chỉ tính riêng vụ lúa he thu và thu đông năm 2015 toàn tỉnh đã có hơn 30.000 ha lua bị thiệt hại. Số tiền mà ngành nông nghiệp đề xuất tỉnh cấp từ ngân sách hỗ trợ cho nông dân lên đến gần 45 tỷ đồng, tăng gấp gần chục lần so với mức trung bình nhiều năm trước.

Theo ông Trần Quang Củi - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang, biện pháp để tiếp tục duy trì sản xuất lua ở vùng U Minh Thượng là đắp đập ngăn mặn và tranh thu mưa để trữ nước. Tuy nhiên, với việc thời tiết diễn biến khô hạn bất thường như những năm qua thì nước đâu mà trữ. Vì vậy, tỉnh Kiên Giang cần tính toan quy hoạch lại vùng sản xuất, chuyển từ sản xuất lua sang nuôi thủy sản, hoặc trồng những loại cây phù hợp.

Số tiền mà ngành nông nghiệp đề xuất tỉnh cấp từ ngân sách hỗ trợ cho nông dân lên đến gần 45 tỷ đồng, tăng gấp gần chục lần so với mức trung bình nhiều năm trước.

MỚI - NÓNG