Hàng tháng lỗ tiền tỷ, CityPhone chờ chết

Hàng tháng lỗ tiền tỷ, CityPhone chờ chết
TP - Trong khi chi phí mỗi tháng lên đến hàng tỷ đồng thì tiền cước thu được từ khách hàng dùng CityPhone chỉ được vài trăm triệu. Dịch vụ này mỗi tháng khiến VNPT phải bù lỗ hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, lại chưa thể khai tử.
Hàng tháng lỗ tiền tỷ, CityPhone chờ chết ảnh 1
Tiền thu từ khách hàng dùng CityPhone mỗi tháng không đủ chi cho việc thuê đặt trạm BTS. Ảnh: Hoàng Hà

Mạng di động nội vùng CityPhone được cung cấp trên địa bàn Hà Nội từ ngày 19-12-2002 với tổng dung lượng hệ thống đạt 100.000 số. Đến cuối tháng 2-2003, mạng dịch vụ này được VNPT triển khai tại TP Hồ Chí Minh. Tổng vốn đầu tư cho mạng này tại 2 thành phố khoảng 50 triệu USD.

Khi triển khai mạng CityPhone được lãnh đạo VNPT đánh giá là bước đột phá, thu hút khách hàng bởi những yếu tố như: giá rẻ, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng (do công suất thu, phát sóng thấp)...

Thời kỳ đỉnh cao (năm 2005), Cityphone Hà Nội phát triển được trên 80.000 thuê bao, phủ sóng 7 quận nội thành, các vùng lân cận và 5 huyện ngoại thành với tổng diện tích gần 136km2.

Mạng vô tuyến nội thị CityPhone phát triển trên nền công nghệ iPAS, bao gồm các trạm thu phát sóng vô tuyến sử dụng và các máy đầu cuối (loại cầm tay và loại cố định không dây) sử dụng loại có công suất thu phát rất thấp (trạm thu phát có công suất 0,5W và máy cầm tay có công suất 0,01W). Do công suất quá nhỏ, nên ngay từ khi mới ra đời khách mạng đã phàn nàn do hay bị mất sóng.

Tuy nhiên, ngay từ khi ra đời, CityPhone tuy có ưu thế về giá cước nhưng hạn chế về chất lượng và diện phủ sóng. Thêm một nguyên do quan trọng khiến CityPhone khó phát triển, đó là  trong “cuộc chiến” giá cước của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, cước thông tin di động các công nghệ GSM hay CDMA liên tục giảm...

Còn nhớ, năm 2005, dịp CityPhone kỉ niệm 3 năm cung cấp dịch vụ, dư luận đã có nhiều nhận định về ngày “cáo chung” của dịch vụ viễn thông giá rẻ này khi CityPhone mất đi ưu thế về cước phí.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Giám đốc Viễn thông Hà Nội Trần Mạnh Hùng, cho biết: Hiện còn khoảng 4.000 thuê bao hợp đồng còn giá trị, tuy nhiên cũng chỉ có khoảng 50% số thuê bao đó phát sinh cước phí, số còn lại đang treo”.

Nói như ông Hùng, nếu mỗi thuê bao sử dụng trung bình khoảng 50.000 đồng/tháng, thì mỗi tháng CityPhone Hà Nội chỉ thu được khoảng 100 triệu đồng, trong khi riêng tiền thuê đặt trên 1.000 trạm BTS mỗi tháng đã mất trên 800 triệu đồng (mỗi trạm thuê khoảng 800 ngàn đồng/tháng), chưa kể những chi phí khác như: chi phí nhân công. Tại TP Hồ Chí Minh, tình hình cũng không sáng sủa hơn.

Bao giờ khai tử?

Về nguyên nhân thất bại của mạng CityPhone, ông Trần Mạnh Hùng nói: “Tình hình kinh doanh của CityPhone không còn yếu tố cạnh tranh về giá do công nghệ phát triển quá nhanh, xu hướng của thế giới không thuận lợi. Trong khi đó, các hãng di động trong nước liên tục tung ra gói cước giá rẻ, trong khi giá cước của CityPhone Hà Nội vẫn như xưa (cước nội hạt 200 đồng/phút). Mà CityPhone lại bất tiện vì không thể cạnh tranh được với các mạng khác phủ sóng toàn quốc, sóng của CityPhone lại phập phù”.

Trả lời câu hỏi về định hướng sắp tới của mạng CityPhone ra sao? Ông Hùng cho biết: “Chúng tôi đang xin chủ trương của lãnh đạo VNPT”.

Theo ông Hùng, chủ trương của Viễn thông Hà Nội là dù còn ít hay nhiều thuê bao, thì cũng phải đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

“Hiện chúng tôi đang khuyến khích khách hàng chuyển sang các dịch vụ  thuê bao khác. Chúng tôi đang chuẩn bị phương án. Ví dụ như chuyển thuê bao CityPhone sang Vinaphone chẳng hạn, nếu khách hàng có nhu cầu. Các  thuê bao khi chuyển sẽ được chọn gói cước ưu đãi. Chi phí chuyển thuê bao, doanh nghiệp phải chịu. Sắp tới khi Vinaphone triển khai dịch vụ Myzone (cước nội vùng) thì có thể khuyến khích thuê bao CityPhone chuyển sang”, ông Hùng nói.

Về thiết bị, ông Hùng cho biết, có thể được tái sử dụng cho những mạng khác. Còn việc đầu tư đã thu hồi được vốn hay chưa thì phải hạch toán riêng mới biết.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.