Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua

Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua
TPO - Lũ lớn trong cơn bão số 9 đã cuốn theo hàng trăm m3 gỗ từ thượng nguồn trôi dạt về nằm dày đặc, lấp kín chân cầu ở miền núi Quảng Ngãi.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Viết Chưởng, Chủ tịch UBND xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi cho biết, mưa lớn trong cơn bão số 9 đã cuốn nhiều cây gỗ, phiến gỗ lớn đã xẻ từ đầu nguồn trôi dạt về dày đặc ở xung quanh khu vực cầu Nước Bua, ước lên đến hàng trăm m3. Nhiều cây gỗ rừng có đường kính từ 40-50cm, dài hơn 8m về nằm ngổn ngang ở các cồn cát trên sông Bua. 

"Do lượng gỗ quá nhiều, dòng chảy quá lớn sau mưa bão, khiến cho 2 nhịp cầu Nước Bua cũng bị võng xuống. Trước mắt xã chỉ cho xe máy và ôtô 4 chỗ qua lại, còn xe trọng tải lớn bị cấm qua cầu", ông Chưởng thông tin.

Cục Quản lý Đường bộ 3 cho biết, đã phối hợp với địa phương huy động 20 nhân công, một máy cẩu và hai máy đào để trục vớt, khai thông dòng chảy. Dự kiến việc trục vớt hoàn thành trong ngày 5/11.

Ông Nguyễn Đại, Trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi, cho biết gỗ trôi xuống cầu Nước Bua chủ yếu là gỗ từ xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, Quảng Nam - nơi xảy ra sạt lở núi liên tiếp do bão số 9 (giáp tỉnh Quảng Ngãi), số khác bị khai thác trái phép rồi bỏ lại trên núi, bị nước lũ trôi xuống.  

"Hiện chúng tôi đã cho phân loại, đưa hơn 5 khối gỗ tốt về UBND xã Sơn Bua. Số gỗ này sẽ được lập hồ sơ xác lập sở hữu toàn dân, bán đấu giá", ông Đại cho hay.
Một số hình ảnh được PV ghi lại.
Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua ảnh 1
Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua ảnh 2    Với khối lượng hàng trăm mét khối gỗ đổ chắn ngang dòng chảy đã làm xoáy đất, khiến lún trụ cầu. Ảnh: N.N
Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua ảnh 3
Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua ảnh 4     Nhiều khúc gỗ có dấu vết bị cưa đốn lâu năm, đường kính thân từ 40-50 cm. Ảnh: N.N
Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua ảnh 5
Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua ảnh 6        Hàng chục người dân ở huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã đổ xô ra sông vớt gỗ, cưa xẻ ngay bên dưới chân cầu Nước Bua. Ảnh: N.N
Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua ảnh 7
Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua ảnh 8      Cục quản lý Đường bộ 3 cũng huy động công nhân, máy cẩu và hai máy đào để trục vớt, khai thông dòng chảy. Ảnh: N.N
Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua ảnh 9
Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua ảnh 10         Những công nhân, người dân dùng máy cắt để cắt nhỏ những cây gỗ to trước khi xe cẩu đưa lên.  Ảnh: N.N
Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua ảnh 11
Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua ảnh 12      Dự kiến đến ngày 5/11, số gỗ mắc ở chân cầu Nước Bua sẽ được trục vớt hết. Ảnh: N.N
Hàng trăm khối gỗ khai thác trái phép chèn kín, 'đe dọa' cầu Nước Bua ảnh 13      Cầu Nước Bua, xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi là công trình giao thông huyết mạch thuộc đường Trường Sơn Đông, nối liền giữa các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Kon Tum. Ảnh: N.N
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.