Kon Tum:

Hàng trăm người liều mình đãi vàng dưới đập thủy điện

Hàng trăm người dân đổ xô đi đãi vàng.
Hàng trăm người dân đổ xô đi đãi vàng.
TPO - Khoảng một tuần nay, hàng trăm người dân thuộc các thôn làng ở xã Kroong, thành phố Kon Tum, kéo nhau ra sông Pô Kô, đoạn dưới đập thủy điện Plei Krông, để đãi vàng sa khoáng.

Theo người dân địa phương, cứ vào mùa khô hàng năm, khi mực nước trên dòng sông Pô Kô xuống thấp cùng với việc thủy điện Plei Krông không xả lũ, nhiều người lại ra sông đãi vàng. Tuy nhiên, lượng vàng ở đây không nhiều, chủ yếu là vàng sa khoáng trôi theo những đợt xả nước của thủy điện.

Hàng trăm người liều mình đãi vàng dưới đập thủy điện ảnh 1

Nguy hiểm rình rập những người đãi vàng.

Tại hiện trường, hàng trăm người có cả trẻ em và phụ nữ chia thành những tốp nhỏ đang hì hục lặn ngụp trong dòng nước đục ngầu để đãi vàng với các dụng cụ thô sơ như xẻng, xà beng, miếng sắt hình chiếc nón.

Anh A Tik cho biết mỗi ngày đi đãi vàng cũng kiếm được khoảng 200.000 đồng. Thấy người lớn đổ xô đi đãi vàng một số học sinh cũng bỏ học đi theo.

Một lãnh đạo UBND xã Kroong xác nhận tình trạng người dân đãi  vàng dưới chân đập thủy điện Plei Krông vào mùa khô, đã diễn ra nhiều năm nay. Chính quyền xã đã nhiều lần vận động mọi người không tham gia vì lo ngại thủy điện Plei Krông xả nước bất ngờ sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.