Hết thời lòng vòng tăng giá thuốc?

Cục Quản lý Dược khẳng định sẽ đưa hoạt động mua bán thuốc vào khuôn khổ bằng việc cắt bỏ những tầng nấc trung gian. Ảnh: Hồng Vĩnh - Thái Hà
Cục Quản lý Dược khẳng định sẽ đưa hoạt động mua bán thuốc vào khuôn khổ bằng việc cắt bỏ những tầng nấc trung gian. Ảnh: Hồng Vĩnh - Thái Hà
TP - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khẳng định, đã tìm ra “thuốc đặc trị” hành vi tăng giá thuốc do mua bán lòng vòng. Theo đó, sẽ có quy định mới điều chỉnh hoạt động buôn bán thuốc từ khâu nhập khẩu và sản xuất.

> Minh bạch hóa giá thuốc

Cục Quản lý Dược khẳng định sẽ đưa hoạt động mua bán thuốc vào khuôn khổ bằng việc cắt bỏ những tầng nấc trung gian. Ảnh: Hồng Vĩnh - Thái Hà
Cục Quản lý Dược khẳng định sẽ đưa hoạt động mua bán thuốc vào khuôn khổ bằng việc cắt bỏ những tầng nấc trung gian.
Ảnh: Hồng Vĩnh - Thái Hà.
 

Trao đổi với Tiền Phong, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Trương Quốc Cường cho biết: Qua thanh kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc trên thị trường, phát hiện một số trường hợp vi phạm, tiêu cực như: bán thuốc ngoài danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện với giá cao; một số nơi không kê khai, niêm yết giá...

Thưa ông, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp mua bán lòng vòng, tạo ra nhiều nấc trung gian để nâng giá thuốc với mức giá chênh lệch tới 300-500%. Làm thế nào để cắt bỏ những tầng nấc trung gian này?

Ngoài triển khai quy định về kê khai giá thuốc, đấu thầu thuốc, ngành Y tế sẽ áp dụng biện pháp quản lý bằng thặng số bán buôn tối đa toàn chặng. Theo đó, điểm đầu của toàn chặng lưu thông đối với thuốc nhập khẩu được tính từ giá nhập khẩu thực tế về đến Việt Nam, điểm cuối là giá trúng thầu tại bệnh viện.

Đối với thuốc sản xuất trong nước, điểm đầu được tính từ giá thành sản xuất, điểm cuối là giá trúng thầu tại bệnh viện. Chúng tôi xác định mức thặng số bán buôn tối đa toàn chặng phụ thuộc vào trị giá của từng loại thuốc, nhưng cao nhất chỉ là khoảng 90% giá trị của thuốc. Doanh nghiệp sẽ khó có thể lách luật để làm càn, mua bán lòng vòng, nâng giá thuốc để trục lợi.

Cục trưởng Cục Quản lý Dược Trương Quốc Cường
Cục trưởng Cục Quản lý Dược Trương Quốc Cường.
 

Có thặng số toàn chặng sẽ khiến tầng nấc trung gian mua bán thuốc ảo phải thu lại. Tuy nhiên, ngay cả khi áp dụng biện pháp mới này, doanh nghiệp vẫn có thể lợi dụng để nâng giá, ít nhất cũng tiệm cận đến mức thặng số quy định?

Đúng vậy. Hiện nay về cơ bản, thị trường thuốc được duy trì tương đối ổn định trên phương diện mặt bằng chung về giá, các mặt hàng thuốc trên thị trường, thuốc cung ứng cho hệ thống bệnh viện. Do đó, nếu không phối hợp đồng bộ các biện pháp quản lý khác, quy định mới này có thể bị lợi dụng để tăng giá bán lên sát với mức thặng số, khi mà giá bán hiện tại đang thấp hơn mức thặng số quy định.

Chúng tôi sẽ sửa đổi, bổ sung chế tài xử lý vi phạm về quản lý giá thuốc theo hướng tăng nặng nhằm đảm bảo tính thực thi cao hơn.

Để đảm bảo tính khả thi và bình ổn thị trường, Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành xây dựng phương án thí điểm quy định mới này. Sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm và xem xét để triển khai rộng. Chúng tôi sẽ thí điểm ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Giá thuốc bị đẩy lên cao thời gian qua cũng do quy định về đấu thầu thuốc còn nhiều kẽ hở?

Đó là một trong những văn bản đang được liên Bộ Y tế - Tài chính- Công Thương bổ sung, sửa đổi. Sắp tới, sẽ ban hành bộ mẫu hồ sơ mời thầu để áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Trước đây, các quy định hướng dẫn về đấu thầu thuốc được xây dựng trên cơ sở của Luật Đấu thầu và nghị định hướng dẫn chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực xây dựng. Các quy định đó thực sự không phù hợp với đặc thù, tính chất của mặt hàng thuốc chữa bệnh. Về quản lý hoạt động của các nhà thuốc bệnh viện, chúng tôi sẽ tìm cách thu hẹp mức thặng số bán lẻ tại đây.

Cảm ơn ông.

Thái Hà thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG