Hiệu quả phân bón với cây lúa Phú Thọ

Hiệu quả phân bón với cây lúa Phú Thọ
TP - Tỉnh Phú Thọ có diện tích gieo, cấy lúa hàng năm khoảng 70.000 ha. Đất trồng lúa và một số cây khác đa số là đất chua, độ chua, độ pH thấp từ 4- 5, trong khi cây lúa và các cây trồng ở đây ưa đất hơi chua hoặc kiềm.

Đất chua tạo ra môi trường hoạt động của các vi sinh vật có ích hoạt động khó khăn, khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng hạn chế, các chất độc hại như sắt, nhôm di động tích tụ ngày càng nhiều gây ngộ độc bộ rễ. Do đó các yếu tố trên ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển, năng suất cây trồng ngoài ra còn làm thoái hóa đất. Tuy vậy do tập quán nhiều nông dân thường xuyên bón các loại phân mang tính chất chua là không hợp lý.

Để giải đáp vấn đề trên vụ xuân năm 2016 Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ và Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp thực hiện mô hình trình diễn: bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng cho lúa theo quy trình khép kín so sánh với phương pháp bón phân theo tập quán của địa phương. Vì phân Văn Điển có tính chất kiềm; ngoài đạm, lân, kali là còn có các chất trung và vi lượng nên không những có lợi cho cây trồng, còn có tác dụng cải tạo đất chua, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Nếu mô hình đạt kết quả tốt là cơ sở để khuyến cáo nông dân bổ sung thêm một loại phân bón chuyên dụng cho lúa trên các loại đất chua.

Mô hình được thực hiện ở xã Tĩnh Cương, huyện Cẩm Khê. Diện tích 1 ha, có 30 hộ tham gia, trên giống lúa Thiên Ưu 8. Một nửa diện tích ô thực nghiệm bón 1 sào: 300 kg phân chuồng, phân đa yếu tố NPK Văn Điển 5-10-3, 25kg; phân đa yếu tố NPK Văn Điển: 12-5-10, 12,5 kg. Bón lót: phân chuồng, NPK: 5-10-3. Bón thúc khi lúa bắt đầu đẻ nhánh: NPK 12-5-10. Một nửa diện tích ô đối chứng bón 1 sào: 300 kg phân chuồng, NPK Lâm Thao 5-10-3,15kg + 5kg đạm Urê + 4kg Kali. Bón lót: phân chuồng + 1kg Urê. Bón thúc khi lúa bắt đầu đẻ nhánh: 4kg đạm Urê + 1kg Kali; bón đón đòng 1kg đạm Urê + 3kg Kali.

Kết quả thực nghiệm: Ô bón phân Văn Điển so với ô bón phân theo tập quán lúa đẻ nhánh sớm, đẻ nhiều, rút ngắn thời gian sinh trưởng 2-3 ngày. Lúa cứng cây, lá xanh sáng, bộ lá khỏe bền màu xanh lá gừng. Ô bón phân theo tập quán cây lúa mềm yếu, lá mỏng, xanh đậm hơn. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh như: đục thân, cuốn lá, rầy nâu, đạo ôn, khô vằn, bạc lá… thì ô bón phân Văn Điển đều ít hơn nên giảm được 1 lần phun thuốc BVTV trừ khô vằn và rầy nâu. Các yếu tố cấu thành năng suất như số bông/m2, số hạt chắc/bông ô bón phân Văn Điển đều cao hơn và năng suất đạt 62,5 tạ/ha (ô bón phân theo tập quán: 55 tạ/ha), tăng 7,5 tạ/ha (27 kg/sào). Do năng suất cao hơn, chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, công bón phân giảm nên thu lãi cao hơn ô bón phân theo tập quán: 9,389 triệu đồng/ha (347.000 đồng/sào). Căn cứ kết quả trên, thông qua hội nghị tổng kết Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện Cẩm Khê khuyến cáo nhân rộng mô hình, bổ sung thêm phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng cho lúa vào quy trình kỹ thuật nhằm giúp tăng năng suất, tăng khả năng chống chịu, cải tạo đất, đồng thời để phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.