Hồ Tây: Muốn ngồi ghế đá thì phải ... trả tiền

Hồ Tây: Muốn ngồi ghế đá thì phải ... trả tiền
Ghế đá đặt tại nơi công cộng không của riêng ai nhưng đang bị các chủ quán cóc ngang nhiên chiếm dụng để bán nước như của nhà mình và ‘chặt chém’ khi những thượng đế dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn.

Hồ Tây: Muốn ngồi ghế đá thì phải ... trả tiền

Ghế đá đặt tại nơi công cộng không của riêng ai nhưng đang bị các chủ quán cóc ngang nhiên chiếm dụng để bán nước như của nhà mình và ‘chặt chém’ khi những thượng đế dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn.

Ghế đá công cộng ngang nhiên bị chiếm dụng để bán hàng
Ghế đá công cộng ngang nhiên bị chiếm dụng để bán hàng.
 

Đoạn đường Thanh Niên ven Hồ Tây dài chưa đầy 1km đã có tới vài chục quán trà đá nằm san sát nhau. Tất cả các quán nước ở đây đều hoạt động theo một "quy luật" chung và được khoanh vùng rõ ràng cho từng cá nhân.

Tất cả các ghế đá trên ‘con đường tình yêu’ đều bị họ chiếm dụng làm nơi kinh doanh, được “đánh dấu” bằng hình thức bày sẵn đồ hàng lên ghế đá, chẳng hạn như vỏ quả dừa, can nước, vỏ chai nước lọc, hay thậm chí họ để cả ghế nhựa lên ghế đá,... Bất cứ một khoảng không gian nào cũng được tận dụng xếp bàn ghế, hàng quán để tranh giành khách. Ai muốn có chỗ ngồi tử tế để hóng gió mát từ hồ cũng đều phải mua nước, nếu không sẽ bị mắng như đuổi tà.

Điều này vừa gây mất mỹ quan đô thị vừa khiến những người tới ngắm cảnh Hồ Tây bức xúc vì không có lối để đi lại.

Bạn Nam, sinh viên Đại học Hà Nội
Bạn Nam, sinh viên Đại học Hà Nội.
 

Bạn Nguyễn Văn Nam, sinh viên Đại học Hà Nội bức xúc: "Tôi và bạn gái rất thích đi bộ, ngắm cảnh đoạn đường này, mát mẻ dễ chịu. Nhưng nhiều lúc mỏi chân muốn ngồi ghế đá nghỉ thì không có chỗ vì các chủ trà đá chiếm dụng thành của riêng. Họ cho rằng: ‘đây chỗ bán hàng không phải là chỗ để ngồi chơi”.

Bác khánh - người sống gần Hồ Tây
Bác khánh - người sống gần Hồ Tây.
 

Bác Khánh sống gần khu vực Hồ Tây cho biết: “Nhà tôi nằm cách đây mấy trăm mét, nên ngày nào tôi cũng đi dạo, tập thể dục qua đây và tôi thường xuyên chứng kiến cảnh những người bán hàng nơi đây phân chia địa phận bán nước và nhiều bạn trẻ ra đây hóng mát trót vào ngồi ghế mà không mua gì liền bị đuổi và kèm những câu mắng chửi thậm tệ”.

Không những kinh doanh vô lý trên ghế đá, các hàng quán kiểu này còn chặt chém khách vô tội vạ. Giá cả đưa ra thì "tùy tâm trạng", tùy từng đối tượng và cao gấp 2-3 lần so với giá trị thực.Trung bình, mỗi cốc trà đá sẽ có giá 5000-10.000 đồng/cốc. Nếu gặp phải các đôi tình nhân hay là khách quê vãng lai, mỗi cốc nước có thể sẽ đội giá lên tới 15.000 đồng/cốc.

Muốn ngồi ghế đá công cộng thì phải chấp nhận trả tiền... mua nước uống
Muốn ngồi ghế đá công cộng thì phải chấp nhận trả tiền... mua nước uống.
 

Bạn Nguyễn Văn Cường, đưa người yêu ra Hồ Tây chơi, sau khi đi dạo một vòng xung quanh hồ, thấy có chiếc ghế trống nên đã ngồi vào ghế đá. Lập tức một chị bán nước ngay cạnh nhanh nhảu lên tiếng: “Chị có nước chanh, nước dừa, nước sấu, hai em uống gì nhỉ?”.

Thấy thái độ của chị bán nước có vẻ rất nhiệt tình nên anh Cường đã gọi 2 cốc trà đá. Lúc đứng dậy trả tiền, hết những 30.000 đồng. Thắc mắc vì giá quá cao thì được chị chủ quán quát ‘chỗ này là chỗ bán hàng, ngồi ghế hóng mát là phải trả tiền’. Không muốn gặp rắc rối, Cường đành phải móc hầu bao ra để trả tiền mà không dám nói thêm một lời nào.

Nhiều người dân đến Hồ Tây chơi phải ngồi nền gạch, bãi cỏ hay ngồi chơi ngay trên xe máy, còn ghế đá bị các chủ quán cóc ngang nhiên chiếm làm nơi kinh doanh.

Tình trạng chiếm dụng ghế đá trên đường Thanh Niên bên cạnh Hồ Tây làm nơi buôn bán đã khiến nơi đây trở nên lộn xộn, làm mất đi vẻ đẹp mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi, giải trí và để lại ấn tượng xấu trong mắt các du khách nước ngoài. Đề nghị chính quyền sở tại, các ban ngành chức năng sớm vào cuộc để dẹp bỏ, xử lý nghiêm những quán cóc khinh doanh trái phép này, trả lại chỗ nghỉ ngơi, thư giãn cho người dân.

Theo Nguyễn Hoan
Petrotimes

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG