Hồi âm vụ cánh rừng biên giới bị tàn phá: Đề nghị xử lý cá nhân, tập thể để mất rừng

Cây cổ thụ tại cánh rừng dọc suối Giao, thôn Đắk Tu bị lâm tặc tàn phá.
Cây cổ thụ tại cánh rừng dọc suối Giao, thôn Đắk Tu bị lâm tặc tàn phá.
TP - Từ phản ánh của Tiền Phong về việc lâm tặc “Phá nát cánh rừng biên giới” tại thôn Đắk Tu (xã Đắk Long, huyện Đắk Glei, Kon Tum), ngày 11/10, UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã có văn bản chỉ đạo sở ngành liên quan xử lý các cá nhân, tập thể liên quan.
Hồi âm vụ cánh rừng biên giới bị tàn phá: Đề nghị xử lý cá nhân, tập thể để mất rừng ảnh 1

Cây cổ thụ tại cánh rừng dọc suối Giao, thôn Đắk Tu bị lâm tặc tàn phá.

Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum giao UBND huyện Đắk Glei chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm có phương án xử lý số gỗ vi phạm tại hiện trường, đồng thời tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ rừng. Giao Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, UBND huyện Đắk Glei tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan đối với các đơn vị trực thuộc vì chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, để xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép xảy ra tại tiểu khu 132.

Ông Nguyễn Tấn Liêm - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum  cho biết, ngay sau khi Tiền Phong phản ánh vụ việc phá rừng dọc suối Giao (thôn Đắk Tu), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum tổ chức đoàn liên ngành 33 người gồm kiểm lâm, biên phòng, UBND xã Đắk Long kiểm tra, xác minh vị trí báo nêu tại tiểu khu 132 thuộc UBND Đắk Long quản lý. Theo đó, số gỗ tại hiện trường còn hơn 15m3 gỗ vuông tròn các loại. Hỏi 15m3 gỗ nêu trên có phải là thống kê đầy đủ chưa, ông Nguyễn Văn Hải - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Đắk Glei giải thích: “Chúng tôi kiểm tra theo hình ảnh mà báo chí cung cấp. Tuy nhiên, vẫn còn một số cây gỗ lớn trong hình ảnh chưa xác định được vị trí do tiểu khu 132 có diện tích lớn”.

MỚI - NÓNG