Hội Quy hoạch Đô thị Việt Nam góp ý quy hoạch Hà Nội

Hội Quy hoạch Đô thị Việt Nam góp ý quy hoạch Hà Nội
TP - Đúng một tuần sau cuộc thảo luận của Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam góp ý kiến đồ án quy hoạch Hà Nội, một hội nghề nghiệp khác trực thuộc Bộ Xây dựng cũng lấy ý kiến về đề tài tương tự.

>> Hà Nội : Đang đô thị hóa lệch tâm

Hội Quy hoạch Đô thị Việt Nam góp ý quy hoạch Hà Nội ảnh 1
Đại diện tư vấn PPJ thuyết trình đồ án tại hội thảo

Sáng 2-4, tại Hà Nội, Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam tổ chức hội thảo về đồ án Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến Năm 2030 và Tầm nhìn đến Năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch), dưới sự chủ trì của TS Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng và hiện là Chủ tịch Hội.

Nhiều đại biểu đánh giá cao những mặt được của Quy hoạch, do Liên danh Tư vấn Quốc tế PPJ thiết kế. GS Lê Hồng Kế, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Môi trường&Quy hoạch Phát triển Bền vững, nhận xét, cách triển khai đồ án quy hoạch của PPJ nhìn chung là hợp lý, đủ để phát triển được đô thị bền vững, trong đó có vấn đề tạo nhiều việc làm cho cư dân đô thị, có chiến lược phát triển bền vững cho đô thị về mặt xã hội.

Ông Phan Đình Đại, nguyên Phó TGĐ Tổng Cty Sông Đà, chuyên gia về thủy điện, chia sẻ ý tưởng đồ án quy hoạch là tạo ra một Hà Nội xanh. Ông Trần Oanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Cường, còn đề xuất xây dựng trục đường trung tâm mà vẫn giữ nguyên tính chất, quy mô đồ án.

Hoài nghi hành lang xanh

Các nhà khoa học cũng thẳng thắn chỉ ra không ít thiếu sót trong Quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ tháng 5-2010, và xin ý kiến Quốc hội (tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XII, khai mạc ngày 20-5 và dự kiến bế mạc ngày 26-6).

Hội Quy hoạch Đô thị Việt Nam góp ý quy hoạch Hà Nội ảnh 2  VUSTA sẽ đứng ra tổ chức lấy ý kiến của tất cả các hội thành viên.Hội Quy hoạch Đô thị Việt Nam góp ý quy hoạch Hà Nội ảnh 3 - Ông Phạm Văn Tân, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).

GS Lê Hồng Kế đề nghị nghiên cứu thêm một số điểm như việc quy hoạch không gian xanh thành phố cần hài hoà với việc chống lũ sông Hồng, phải đảm bảo thoát lũ, đảm bảo hành lanh xanh theo đúng nghĩa.

Điểm yếu nhất trong đồ án quy hoạch, theo GS Kế, là chưa thể hiện rõ được mối quan hệ các vùng lân cận với Hà Nội. “Diễn giải phần này còn quá mờ nhạt”.

Ngoài ra, ông chưa thấy đặt rõ việc quy hoạch Hà Nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu như thế nào. Hay việc cấp nước đô thị, bên PPJ đưa ra chỉ tiêu 100l/người/ngày là quá bé và quá lạc hậu.

PGS.TS Phạm Hùng Cường, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, lo ngại, nếu phát triển lõi đô thị ra vành đai 4, chắc chắn sẽ gây áp lực cho vành đai 3.

Hơn nữa, trong đồ án chưa thấy thể hiện được cực trung tâm mới nào của Hà Nội. Việc phát triển vành đai vào cấu trúc hướng tâm thực sự bất lợi cho Hà Nội, sẽ gây sức ép cho trục chính và đường vành đai.

Theo ông Phan Đình Đại, riêng việc tạo hành lang xanh dọc sông Hồng, sông Nhuệ như đồ án nêu ra là không thể làm được.

Ở đây, mới chỉ nghe nói về mục tiêu mà chưa nghe được báo cáo giải pháp để có được trục vành đai xanh, chưa thấy làm thế nào để hành lang xanh tạo điều kiện cho nhân dân có thể sinh sống tốt hơn ở trên đó mà không làm suy giảm chức năng xanh của hành lang xanh.

“Các nhà thiết kế nói đến quy hoạch hai bên sông Hồng mà không thấy đưa ra giải pháp làm thế nào để vào mùa khô, khi mực nước sông đều xuống thấp, thậm chí thấp hơn miệng cống dẫn nước vào khu vực Hà Nội đến hàng mét, đảm bảo đủ nước cho hành lang xanh”, ông Đại thắc mắc.

“Nếu không thể có nước thì môi trường sống, cây xanh của Hà Nội không thể có được chứ đừng nói tới vành đai xanh lên tới 70%”.

Vấn đề chỉnh trị sông Hồng thế nào để tạo mực nước ổn định cho cuộc sống và hành lang xanh thì không thấy tư vấn làm. “Nước là yếu tố quan trọng nhất của hành lang xanh. Không có giải pháp cho thủy lợi ở đây thì không thể thực hiện được điều đó”, ông Đại nhấn mạnh.

Đấy là chưa kể, quy hoạch hai bên sông Hồng quên hẳn nói đến mối quan hệ với các vùng lân cận, chưa kể mức ô nhiễm tại Hà Nội không thấp nhưng không thấy đề cập đến trong đồ án.

GS.TSKH. Lâm Quang Cường, chuyên gia về quy hoạch giao thông, còn cho rằng, phải đưa những vùng xung quanh Hà Nội vào quy hoạch. Về hành lang xanh, theo ông Cường, phải xác định được đâu là rừng phòng hộ, đâu là rừng đầu nguồn, đất canh tác.

Đề cập đến hành lang xanh dọc sông Nhuệ, ông Cường cũng nghĩ khó có hành lang xanh, chỉ có thể hình thành các mảng cây xanh mà thôi.

Nguy cơ Bombay thứ hai

NGND.GS.TSKH Nguyễn Thế Bá,  Chủ tịch Danh dự Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, thẳng thắn, chưa nước nào như Việt Nam có nhiều đơn vị nước ngoài giúp tư vấn làm quy hoạch nhiều vậy. Ở đây, đồ án không có đơn vị chịu trách nhiệm chính. Mặt khác, không biết đây là quy hoạch vùng hay quy hoạch đô thị.

“Là người có thâm niên trong vấn đề quy hoạch, tôi không đọc được giải pháp nào cho giải quyết những bế tắc trong đồ án quy hoạch chung này. Trong quy hoạch, địa giới hành chính không quan trọng. Song cần làm rõ mô hình phát triển của thủ đô như thế nào, so sánh hiện trạng hiện nay và phân tích sâu. Thế mà đồ án lại thiếu cơ sở khoa học về hiện trạng chung, quá sơ sài”, GS Nguyễn Thế Bá băn khoăn. “Nhiều câu đưa ra dường như chỉ mang tính hô khẩu hiệu”.

Ông đề nghị nên có phân tích đánh giá những gì đã làm được ở Việt Nam, xác định trung tâm của Hà Nội ở đâu thì cơ cấu quy hoạch sẽ dựa vào đó để phát triển, chứ không thể làm một quy hoạch cho ba vị trí trung tâm khác nhau từ nay đến năm 2030 như đang thể hiện trong đồ án.

“Ví dụ, khi xác định lấy Ba Đình làm trung tâm, quy hoạch sẽ khác. Khi ta dịch chuyển ra Mỹ Đình, rồi lên Hòa Lạc, Ba Vì, quy hoạch cũng sẽ phải khác”.

GS Bá cảnh báo, “không khéo quy hoạch xong ta sẽ thành Bombay thứ hai (một đô thị ở Ấn Độ, điển hình về quy hoạch bất hợp lý), và dân thì không thể sống được ở đó”.

Một chuyên gia đến từ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội chỉ ra bốn vấn đề trong đồ án như cấu trúc đô thị không rõ trên nền hiện trạng; trung tâm công cộng các cấp và mối liên kết vùng chưa thấy thể hiện; hoạt động dân sinh chưa được nói đến; và hệ thống các công trình ngầm cũng chưa thấy trong khi không gian ngầm, vốn là bản chất của đô thị hiện đại.

Chuyên gia này cũng đề xuất nghiên cứu thêm về vùng đô thị lõi, và không lý gì phải lấy vành đai 3, 4 làm trung tâm.

Không nên gò ép thời gian

Theo ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, không thấy hình thức nào thừa kế quy hoạch cũ cả. Ông đề nghị cần đưa ra giải pháp thực hiện và quản lý quy hoạch.

Đặc biệt, ông Hùng lưu ý, không nên gò ép thời gian hoàn thành đồ án này, và cần có tư vấn phản biện xã hội của các hội.

Chung tâm trạng ấy, ông Phạm Văn Tân, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), than phiền: “Chúng ta đang chạy maraton trong vấn đề làm quy hoạch”.

Đồng quan điểm này, GS.TSKH Nguyễn Thế Bá kiến nghị không nên quá vội vã về vấn đề hạn chót để đồ án quy hoạch có thể đạt hiệu quả cao nhất.

Kiều Oanh
Lược ghi

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Mua đất diện tích thực tế nhỏ hơn so với ghi trên sổ đỏ, người dân phải làm gì ?

Mua đất diện tích thực tế nhỏ hơn so với ghi trên sổ đỏ, người dân phải làm gì ?

TPO - Theo quy định trong trường hợp đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất mà phát hiện diện tích thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trong Giấy chứng nhận thì người dân cần yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận. Ngoài ra, người dân có quyền yêu cầu bên bán trả lại tiền nếu hợp đồng có quy định. Thông tin chi tiết xin mời quý vị cùng lắng nghe. 
Địa ốc 24H: Ban hành bảng giá đất mới trước 31/12/2025; Giá chung cư chuyển nhượng tăng trở lại

Địa ốc 24H: Ban hành bảng giá đất mới trước 31/12/2025; Giá chung cư chuyển nhượng tăng trở lại

TPO - Các địa phương phải ban hành bảng giá đất mới trước 31/12; Nhiều khu chung cư chuyển nhượng tại Hà Nội tăng giá trở lại; Toàn cảnh phân khu đô thị Sườn đồi gắn với khu phi thuế quan Đà Nẵng; Hà Tĩnh sẽ cho thuê đất ngắn hạn không qua đấu giá để phát triển du lịch;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 7/7.
Nhà vườn được thiết kế đặc biệt để bảo tồn cây xanh

Nhà vườn được thiết kế đặc biệt để bảo tồn cây xanh

TPO - Công trình là nơi nghỉ dưỡng riêng tư nằm ở rìa Vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Khu đất rộng 1000 m² có 26 cây điều trưởng thành trước khi bắt đầu xây dựng, yêu cầu chính đã rõ ràng là cần bảo tồn tất cả cây, tránh làm xáo trộn hệ thống rễ và xây dựng với tác động tối thiểu đến cảnh quan hiện có.
Địa ốc 24H: Thị trường BĐS sẽ bùng nổ nguồn cung; đề xuất 155 khu đất thí điểm nhà ở thương mại

Địa ốc 24H: Thị trường BĐS sẽ bùng nổ nguồn cung; đề xuất 155 khu đất thí điểm nhà ở thương mại

TPO - Thị trường bất động sản sẽ bùng nổ nguồn cung; Hà Nội đề xuất 155 khu đất thí điểm nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận; Sau sáp nhập, TPHCM sẽ phát triển nhà ở xã hội ra sao?; Hoàn thành kiểm kê đất đai sau sáp nhập trước ngày 20/8;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 6/7.