Huế: Công trình thủy lợi - giao thông Đập Đá hư hại nặng sau lũ lớn

Mặt Đập Đá nát bươm sau khi lũ lớn rút đi.
Mặt Đập Đá nát bươm sau khi lũ lớn rút đi.
TPO - Trên mặt đập, đồng thời là công trình giao thông nối đường Lê Lợi với Nguyễn Sinh Cung (Huế), có gần chục điểm thảm nhựa bị nước khoét sâu, bong tróc từng mảng lớn (sâu chừng 0,3m, rộng từ 1 đến 30m2), đứt gãy, gây mất an toàn cho xe cộ qua lại.

Huế: Công trình thủy lợi - giao thông Đập Đá hư hại nặng sau lũ lớn ảnh 1

Huế: Công trình thủy lợi - giao thông Đập Đá hư hại nặng sau lũ lớn ảnh 2
Huế: Công trình thủy lợi - giao thông Đập Đá hư hại nặng sau lũ lớn ảnh 3 Đập Đá còn là tuyến giao thông huyết mạch dẫn vào trung tâm thành phố Huế,
Ngày 8/11, Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn TT-Huế tiến hành kiểm tra, tìm nguyên nhân sự cố hư hỏng nghiêm trọng bề mặt Đập Đá - công trình thủy lợi kết hợp giao thông vừa được đầu tư cải tạo và đưa vào tái sử dụng năm 2016, với tổng trị giá 19 tỉ đồng.

Đây là loại công trình thủy lợi cấp 3, nhóm C, do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng NN&PTNT TT-Huế làm chủ đầu tư. Trong sáng 8/11, sau khi lũ sông Hương rút xuống, người đi đường bất ngờ phát hiện bề mặt công trình phục vụ giao thông bị xuống cấp nghiêm trọng, dù đưa vào sử dụng chưa lâu sau khi cải tạo, làm mới. Trên mặt đập, đồng thời là công trình giao thông nối đường Lê Lợi với Nguyễn Sinh Cung (Huế), có gần chục điểm thảm nhựa bị nước khoét sâu, bong tróc từng mảng lớn (sâu chừng 0,3m, rộng từ 1 đến 30m2), đứt sụt, gây mất an toàn cho xe cộ qua lại. Trước mắt, để hạn chế nguy hiểm, lực lượng chức năng cho bố trí hệ thống rào chắn hai đầu, cảnh báo người và phương tiện qua lại.

Được biết, 2 năm trước Đập Đá được cải tạo, với chiều dài công trình trên tuyến đập là 207,3m, cao trình mặt đường mới thảm nhựa bằng với đường cũ, bề rộng cắt ngang hoàn thiện mặt đường là 10,5m. Ngoài chức năng thủy lợi, ngăn mặn giữ ngọt, Đập Đá còn là tuyến giao thông huyết mạch dẫn vào trung tâm thành phố Huế, tạo cảnh quan, điểm nhấn cho đô thị.

MỚI - NÓNG