Kêu cứu

Ngay sau sự việc xảy ra trên chuyến bay VN1169 đêm 18.4, Vietnam Airlines nhanh chóng cho biết hãng đang tính đến trường hợp đưa HLV Lê Minh Khương vào danh sách "đen" từ chối vận chuyển
Ngay sau sự việc xảy ra trên chuyến bay VN1169 đêm 18.4, Vietnam Airlines nhanh chóng cho biết hãng đang tính đến trường hợp đưa HLV Lê Minh Khương vào danh sách "đen" từ chối vận chuyển
TP - Anh ơi cứu em với!” - tiếng kêu của vị võ sư Taekwondo Lê Minh Khương với đạo diễn, diễn viên Trần Lực trên máy bay lúc rạng sáng ngày 19-4 sẽ khó để quên, cho dù vụ việc lộn xộn kể trên được giải quyết theo hướng nào.

>> HLV tuyển Taekwondo bị áp giải xuống máy bay
>> Vụ áp giải võ sư xuống máy bay: Nhân chứng mâu thuẫn
>> An ninh sân bay Đà Nẵng cho rằng ông Khương có mùi men
>> Câu chuyện khác về vụ áp giải võ sư

Ngay sau sự việc xảy ra trên chuyến bay VN1169 đêm 18.4, Vietnam Airlines nhanh chóng cho biết hãng đang tính đến trường hợp đưa HLV Lê Minh Khương vào danh sách
Ngay sau sự việc xảy ra trên chuyến bay VN1169 đêm 18.4, Vietnam Airlines nhanh chóng cho biết hãng đang tính đến trường hợp đưa HLV Lê Minh Khương vào danh sách "đen" từ chối vận chuyển. Ảnh: Dân Việt

Vị võ sư đội tuyển quốc gia trước đó cũng đã kêu cứu bằng tiếng Anh với khách Tây ở khoang VIP. Nhưng họ là những người dường như từ bé đã được dạy dỗ rằng không bao giờ “thò mũi” vào việc của người khác. Riêng nữ doanh nhân người Singapore thì lại đứng ra làm nhân chứng cho phía hãng bay.

Bà không biết tiếng Việt, đương nhiên không thể hiểu những lời trao đổi giữa ông Khương với nữ tiếp viên. Không rõ có mối liên hệ nào không, khi báo chí vừa phát hiện ra rằng, công ty của bà là đại lý vé máy bay, trong đó có Vietnam Airlines?

Thật ngạc nhiên, cũng thật hiếm hoi để nghe tiếng kêu cứu tuyệt vọng như của một đứa trẻ từ một võ sư tầm quốc tế. Lúc ấy có thể ông không kịp nghĩ gì, tiếng kêu cứu cũng phát ra từ bản năng con người, do quá bất ngờ về tinh thần hay quả thực có đau đớn về thể xác?

Tiếng kêu cứu, bởi sự mẫn cán, đúng mực hay quá tầm thì chắc còn phải tiếp tục xem xét, của kíp bay và các nhân viên an ninh sân bay.

Tiếng kêu từ kết luận có điểm có phần vội vã qua thông cáo báo chí của hãng bay, cũng như tuyên bố có thể đưa hành khách này vào danh sách “cấm bay” của đơn vị chủ quản khi vụ việc chưa có kết luận chính thức.

Tiếng kêu cũng đến từ những ứng xử thiếu cân nhắc trong phút chốc của những hành khách như võ sư Khương.

Trong khi với phương Tây và nhiều nơi trên thế giới, hầu như ai biết chuyện người nấy, thì ở Việt Nam, hằng ngày trên đường phố vẫn có hàng trăm hiệp sĩ săn bắt cướp, dù công việc nguy hiểm đó không phải trách nhiệm của họ. Vẫn có nhiều người bằng tay không hoặc những phương tiện máy móc thô sơ tự chế cắm cúi nhặt từng cái đinh trên đường để giữ an toàn cho người khác.

Tính cộng đồng, cung cách ứng xử của người Việt đâu cần “đao to búa lớn”. Trên cả mọi luật lệ, là ứng xử, sự đồng cảm của người với người. Đại diện Vietnam Airlines bước đầu đã lên tiếng xin lỗi toàn bộ hành khách trên chuyến bay hôm ấy. Dư luận đang chờ những xử sự tiếp theo từ các bên.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.