Kêu gọi sớm tiến tới một bộ quy tắc ứng xử

Các đại biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế lần 2 về Biển Đông tiếp tục có những ý kiến đóng góp tích cực
Các đại biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế lần 2 về Biển Đông tiếp tục có những ý kiến đóng góp tích cực
TP - Chiều 12-11, Hội thảo khoa học quốc tế biển Đông lần thứ 2 với chủ đề Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực đã bế mạc.

 >> Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực

Các đại biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế lần 2 về Biển Đông tiếp tục có những ý kiến đóng góp tích cực
Các đại biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế lần 2 về Biển Đông tiếp tục có những ý kiến đóng góp tích cực . Ảnh: T.H.V

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Văn Quảng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, đơn vị cùng Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức sự kiện này, kết luận: Các đại biểu tôn trọng nguyên tắc thảo luận thẳng thắn, khách quan, trung thực, xây dựng và cầu thị.

Nhờ đó, đã có những kết quả tốt đẹp, đạt mục tiêu thúc đẩy hiểu biết, tăng cường lòng tin và hợp tác giữa các học giả trong nước, khu vực và thế giới về những khía cạnh khác nhau liên quan Biển Đông nhưng cùng hướng mục tiêu xây dựng vùng biển quan trọng này thành khu vực hòa bình, ổn định, phát triển lâu dài.

Các học giả đã nêu nhiều ý kiến, đưa ra nhiều kiến nghị biện pháp kiểm soát tình hình, phòng ngừa xung đột để hướng tới giải pháp cho các tranh chấp về chủ quyền ở khu vực.

Tuy có nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung các học giả đều nhất trí rằng các nước liên quan cần kiềm chế hơn nữa, minh bạch yêu sách và chính sách của mình, nhất là chính sách quốc phòng; cần tăng cường sử dụng cơ chế hợp tác khu vực, trước hết hướng tới các hoạt động hợp tác chung trong những lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như bảo tồn môi trường, bảo vệ nguồn cá, cứu hộ, cứu nạn…

Rất nhiều ý kiến kêu gọi Trung Quốc làm rõ bản chất đường đứt khúc 9 đoạn (đường lưỡi bò), làm rõ việc coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi mà Trung Quốc từng đề cập; kêu gọi ASEAN và Trung Quốc sớm tiến tới đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Trong phát biểu đánh giá kết quả 2 ngày hội thảo, ông Stein Tonnesson (Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Na Uy) nhấn mạnh, Trung Quốc có vai trò then chốt; cách ứng xử của nước này có tác động quyết định tới khả năng hợp tác trong khu vực, nhằm kiểm soát và bảo đảm hòa bình, ổn định chung.

Ông Leszek Buszynski (Trung tâm Chiến lược và Quốc phòng, Đại học Quốc gia Úc) đề xuất, các hội thảo kiểm soát xung đột và thúc đẩy hợp tác khu vực cần tiếp tục được tổ chức.

Một số ý kiến tại hội thảo

Đại sứ Hasjim Djalal (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á, Indonesia): Điều kiện để có thể thúc đẩy hợp tác là các bên không sử dụng vũ lực, phải có quyết tâm chính trị, không khuấy động dư luận trong nước, cần minh bạch chính sách và luật pháp. Khuyến nghị các trung tâm nghiên cứu về Biển Đông trong khu vực cần kết nối với nhau và cùng thúc đẩy hoạt động hợp tác.

Học giả Stein Tonnesson (Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Na Uy): Không nhất trí ý kiến học giả Trung Quốc về yêu sách vùng nước lịch sử trong đường đứt khúc 9 đoạn vì vấn đề này trong Công ước Luật biển được hiểu rất khác.Giải pháp nào muốn bền vững cũng cần coi trọng công cụ pháp lý.

Học giả Ramses Amer (Trung tâm Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương, Trường Đại học Stockholm, Thụy Điển): Tình hình Biển Đông hai năm gần đây có căng thẳng nhưng không thể so sánh với mức độ căng thẳng của những năm 90. Không chỉ Trung Quốc mà cả các nước ASEAN cũng muốn giải quyết vấn đề chồng lấn biên giới theo cách song phương, chứ chưa muốn sử dụng các cơ chế của khu vực. Cần tăng cường sử dụng các cơ chế của khu vực, nhất là các cơ chế ASEAN để kiểm soát xung đột, trong đó vai trò của Trung Quốc là then chốt.

Học giả Song Yann-huei (Viện nghiên cứu châu Âu và Mỹ, Học viện Sinica, Đài Bắc): Các bên cần gác vấn đề chủ quyền, thúc đẩy hợp tác trong những vấn đề cấp bách mà những nước trong khu vực có lợi ích chung, như bảo vệ nguồn tài nguyên sinh học. Có thể nghiên cứu lập các công viên bảo tồn sinh học.

Đại sứ Rodolfo Severino (Philippines, nguyên Tổng thư ký ASEAN): Vấn về chủ quyền Biển Đông sẽ khó giải quyết dứt điểm trong một hai thế hệ tới, do nhiều tranh chấp liên quan nhiều bên, và quan trọng hơn, tất cả các bên đều coi Biển Đông là lợi ích căn bản không thể thỏa hiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa là xung đột ở Biển Đông không thể tránh được. Các bên có thể hợp tác giảm rủi ro và bất đồng bằng cách tuân thủ tốt hơn Công ước Luật biển 1982…

MỚI - NÓNG