Khaisilk gây tổn thương lòng tự tôn dân tộc

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Như Ý.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Như Ý.
TP - Trao đổi với phóng viên ngày 27/10 xung quanh vụ Khaisilk, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết:

Đối với các hoạt động của doanh nghiệp, Chính phủ luôn tạo điều kiện tốt nhất trong việc phát triển thị trường, sản xuất và kinh doanh. Thế nhưng các hoạt động đó phải tuân thủ pháp luật, đặc biệt các nội dung liên quan đến bảo vệ lợi ích, quyền lợi người tiêu dùng. Đó là nguyên tắc cơ bản mà các doanh nghiệp đều phải tuân thủ.

Những hoạt động của doanh nghiệp ngoài yêu cầu của luật pháp, phải dựa trên nền tảng đạo đức, văn hóa. Qua hành vi vừa rồi mà báo chí phản ánh và hoạt động về kinh tế, thương mại của doanh nghiệp Khaisilk, có những dấu hiệu cho thấy có sự vi phạm cả luật pháp cũng như nền tảng đạo đức doanh nghiệp.

Chính vì vậy, các cơ quan quản lý, chức năng của Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh của Hà Nội đang xác minh, làm rõ đối với các hoạt động vi phạm của doanh nghiệp. Chắc chắn, các cơ quan chức năng sẽ có những báo cáo sớm, kiến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài chế tài pháp luật, ý thức về giá trị đạo đức, văn hóa của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Các doanh nghiệp phải nhận thức, hiểu rõ điều đó mang tính sống còn.

…qua sơ bộ nhận thấy và như báo chí phản ánh thì doanh nghiệp có hành vi lừa dối người tiêu dùng, sử dụng hàng hóa có xuất xứ không đúng với thông tin về sản phẩm, thương hiệu sản phẩm. Đó là hành vi vi phạm pháp luật và cũng làm tổn hại đến lòng tin, lợi ích của người tiêu dùng và cũng làm tổn hại trực tiếp đến giá trị thương hiệu Việt. Quan trọng hơn là sự việc đó làm tổn thương đến tình cảm, lòng tự tôn dân tộc của người Việt Nam chúng ta.

Khi được hỏi về trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói: “Đúng, đây là thực trạng chúng tôi không che giấu, và đây là vấn đề đối với hệ thống của chúng ta chứ không chỉ một cơ quan quản lý nhà nước nào cả. Tất nhiên, cơ quan quản lý nhà nước, như quản lý thị trường cũng có trách nhiệm của mình. Nhưng ở đây phải nói rộng ra để thấy trong quá trình hội nhập là ý thức, hiểu biết pháp luật, liên quan đến bảo hộ quyền tác giả, sở hữu trí tuệ…rồi cả vấn đề cụ thể hơn liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hiện vẫn còn rất yếu.

Sau khi làm rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, chúng tôi sẽ xem xét lại trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là của Bộ Công Thương trong thực thi pháp luật, rồi vai trò trong tham mưu chính sách của các cơ quan đó”.

“Sau khi làm rõ tính chất, mức độ vi phạm cũng như nguyên nhân, chúng tôi sẽ xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là của Bộ Công Thương”.     Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.