Khi Quốc hội bàn giá phở, mỳ

Khi Quốc hội bàn giá phở, mỳ
TP - Ai tới các sân bay quốc tế tại Âu, Mỹ hay ngay nhiều nước trong khu vực cũng dễ nhận ngay ra nhiều điểm khác biệt với sân bay ở ta. Ngoài sự khác biệt quá rõ về quy mô, tính hiện đại còn thấy cả sự chênh lệch không nhỏ về sự chuyên nghiệp, sạch sẽ và tiện lợi ở sân bay xứ người.

Sự chuyên nghiệp trong dịch vụ tại sân bay xứ người thể hiện từ cung cách làm việc chuẩn mực của các bộ phận, từ quầy dịch vụ thông tin (information), đổi tiền, taxi, xe buýt hay tàu điện liên thông tới check in (nhiều sân bay còn đặt máy check in tự động), kiểm tra an ninh, hải quan... Không hề thấy cảnh thỉnh thoảng các nhân viên công vụ lại gọi nhau ý ới, cũng không thấy cảnh mời chào khách đi taxi quá “nhiệt tình” và “ồn ào” như sân bay ở ta.

Riêng chuyện hàng quán phục vụ trong sân bay, chưa thấy đâu nghèo nàn mà lại đắt đỏ (xin lưu ý là so với giá tại cửa hàng trên phố, bên ngoài sân bay ở cùng một nước) như ở ta.

Nhiều sân bay xứ người, bước chân vào là hàng quán san sát, mùi cà phê thơm phức, khách ngồi ăn uống vui vẻ, thảnh thơi và tấp nập như tại một khu trung tâm thành phố.

Qua khâu kiểm tra an ninh, khu cửa hàng miễn thuế cũng vô cùng phong phú như một siêu thị lớn, dịch vụ ăn uống cũng đầy đủ không kém. Giá cả tại sân bay có đắt hơn ngoài phố đôi chút song không hề có chuyện “chặt chém” gấp 3, 4 thậm chí 5 lần như ở ta.

Chỉ đến khi Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đích thân ra tay, năm ngoái sân bay Nội Bài mới áp giá trần cho một số mặt hàng hóa dịch vụ thông dụng. Đại loại như giá một chai nước tinh khiết loại 0,5 lít tại khu công cộng không được quá 15.000 đồng, tại khu cách ly nội địa không được quá 20.000 đồng và khu cách ly quốc tế không quá 2 USD trong nhà hàng và 1 USD tại các khu vực khác.

Thế nhưng, bắt đầu từ hôm nay, giá đồ ăn thức uống ở sân bay Tân Sơn Nhất mới đồng loạt giảm gần một nửa. Ví như, nước chanh giảm từ 45.000 đồng một ly xuống còn 25.000 đồng; trà lipton sữa đá từ 46.000 đồng xuống còn 29.000 đồng một ly; phở, bún tô nhỏ 49.000 đồng thay vì trước đây chỉ bán tô lớn 99.000 đồng...

Kết quả này chỉ có được sau phần thảo luận sôi nổi tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/7, khi Bộ Giao thông muốn bổ sung quy định về giá dịch vụ ăn uống, dịch vụ thiết yếu độc quyền tại sân bay vào Dự luật Hàng không. Nhiều đại biểu cho rằng, có hai nguyên nhân cơ bản khiến giá bán cao là do giá thuê mặt bằng cao và doanh nghiệp lợi dụng vị thế độc quyền.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói : “Một bát mỳ tôm thì chúng ta định giá làm gì?”. Bà Ngân cho rằng, “ly nước chanh đá, tô mỳ, hàng lưu niệm là phi hàng không. Khi giá cao thì quản lý nhà nước phải xem lại, như có phải do phí thuê mặt bằng tại cảng có phù hợp không, hay cao quá khiến doanh nghiệp phải đẩy giá bán mới chịu nổi”.

Đúng vậy, yếu tố độc quyền và việc cho thuê mặt bằng quá cao đã khiến giá cả đồ ăn, thức uống tại sân bay Việt Nam không giống ai. Lẽ nào một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành lại không làm nổi, phải mang cả ra Quốc hội để thảo luận, để làm luật?

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.