Không gây chậm trễ khi cấp hộ chiếu

Không gây chậm trễ khi cấp hộ chiếu
TP - “Các cơ quan, đơn vị không thu giữ hộ chiếu phổ thông của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài”.

Đó là một trong những yêu cầu của Thủ tướng trong Chỉ thị “Về việc thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, công dân” vừa được ban hành hôm qua (11/12).

Chỉ thị yêu cầu các cơ quan, ngành từ T.Ư đến địa phương không được tự đặt ra các loại giấy tờ phải nộp ngoài quy định khi công dân đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu.

Công an phường, xã phải xác nhận nhanh chóng, chính xác hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu của công dân, không gây khó, chậm trễ cho dân, không được lợi dụng để sách nhiễu, tiêu cực và tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xác nhận hồ sơ giả.

Chỉ thị cũng khẳng định  cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên trong các đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông như mọi công dân, không phải nộp thêm giấy tờ khác.

Tại chỉ thị, Thủ tướng chỉ đạo Bộ LĐ-TB-XH cần đàm phán với cơ quan có trách nhiệm nước ngoài để người lao động Việt Nam ở nước ngoài được giữ hộ chiếu cá nhân, không để chủ lao động nước ngoài quản lý hộ chiếu của người lao động Việt Nam như ở một số nước hiện nay.

Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Đề án hộ chiếu điện tử vào quý III năm 2008. 

Bộ Tài chính đảm bảo cung cấp kinh phí cho việc thực hiện Đề án về công nghệ thông tin trong việc cấp chứng minh nhân dân, cấp chứng nhận đăng ký hộ khẩu, hộ chiếu điện tử, trang bị phương tiện, kết nối đường truyền. 

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.