Không lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, TP về phòng chống tham nhũng

Không lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, TP về phòng chống tham nhũng
Ban Nội chính trung ương  đi vào hoạt động từ ngày hôm nay (1-2-2013). Ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Ban, cho biết sẽ không tổ chức Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố về phòng chống tham nhũng (PCTN).

Không lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, TP về phòng chống tham nhũng

> Ban Nội chính T.Ư chính thức hoạt động với 80 nhân sự
> Nhân sự Ban Nội chính T.Ư chờ Ban Bí thư phê duyệt
> 'Chống tham nhũng không tới sẽ bị 'đánh trả'

Ban Nội chính trung ương  đi vào hoạt động từ ngày hôm nay (1-2-2013). Ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Ban, cho biết sẽ không tổ chức Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố về phòng chống tham nhũng (PCTN).

Ông Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh.

Hôm nay (1-2), dự kiến Bộ Chính trị có quyết định thành lập Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do tổng bí thư làm trưởng ban, đồng thời quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng.

Trao đổi với chiều 31-1, ông Phạm Anh Tuấn, phó trưởng Ban Nội chính trung ương, cho biết: “Đến hết ngày 31-1-2013, Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về PCTN được thành lập theo Luật PCTN (năm 2005) cũng như các nghị quyết và quyết định có liên quan, kết thúc hoạt động theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN. Trong ngày, công việc bàn giao Văn phòng Ban chỉ đạo với nhân sự 86 cán bộ, công chức, nhân viên sang Ban Nội chính trung ương được thực hiện xong và Ban Nội chính trung ương chính thức hoạt động từ ngày 1-2. Ngoài ra, cán bộ, công chức, nhân viên thuộc Vụ Nội chính và Vụ Pháp luật (Văn phòng Trung ương Đảng) cũng có quyết định thuyên chuyển sang Ban Nội chính trung ương”.

Trả lời câu hỏi hoạt động của Ban Nội chính trung ương có gì mới so với Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về PCTN trước đây, ông Phạm Anh Tuấn nói: “Ban Nội chính trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và PCTN. Đồng thời, Ban Nội chính trung ương còn thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo trung ương về PCTN. Như vậy, hoạt động của Ban Nội chính trung ương sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ nêu trên và đó chính là các điểm mới”.

Cũng theo ông Tuấn, khác với trước đây có ban chỉ đạo PCTN cấp tỉnh, lần này ở địa phương không tổ chức ban chỉ đạo tỉnh, thành phố về PCTN. Các tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp lãnh đạo công tác PCTN và có trách nhiệm phối hợp với Ban chỉ đạo trung ương về PCTN khi có vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra ở địa phương. Ban Chấp hành trung ương đã giao Bộ Chính trị xem xét, quyết định cụ thể việc lập ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy để tham mưu cho cấp ủy về công tác nội chính và công tác PCTN.

Chiều qua, trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Thạch, phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, cho biết về mặt hành chính Ban Kinh tế trung ương cũng sẽ đi vào hoạt động từ ngày 1-2-2013 và dự kiến sớm có lễ ra mắt trong những ngày tới. Số lượng cán bộ, công chức, nhân viên ban đầu của Ban Kinh tế trung ương khoảng 30 người, bao gồm cả cán bộ, công chức từ Vụ Kinh tế và Vụ Xã hội từ Văn phòng Trung ương Đảng chuyển sang.

Theo ông Thạch, Ban Kinh tế trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Theo Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.