Không mở rộng hình thức tố cáo qua email, tin nhắn, fax

Quốc hội biểu quyết đồng ý giữ nguyên hình thức tố cáo như quy định hiện hành
Quốc hội biểu quyết đồng ý giữ nguyên hình thức tố cáo như quy định hiện hành
TPO - Quốc hội quyết định không mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, tin nhắn... mà vẫn giữ nguyên hình thức như hiện hành là bằng đơn, tố cáo trực tiếp.

Sáng 12/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật tố cáo sửa đổi. Trước khi thông qua toàn bộ dự thảo luật, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua quy định về hình thức tố cáo được quy định tại Điều 22.

Theo quy đinh của luật hiện hành thì tố cáo phải bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Tuy nhiên, qua thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì cần phải mở rộng các hình thức tố cáo bằng email, điện thoại, tin nhắn, fax cho phù hợp.

Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu và giữ hình thức tố cáo như Luật hiện hành. Đối với những thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức nêu trên, nếu có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, bằng chứng cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan tiếp nhận thông tin phải tiến hành việc kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết, xử lý để không bỏ sót, bỏ lọt các hành vi vi phạm pháp.

Về bảo vệ người tố cáo, có ý kiến đề nghị giữ đối tượng được bảo vệ như Luật hiện hành. Một số ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng được bảo vệ là người cung cấp thông tin, người làm chứng, người nắm giữ các tài liệu quan trọng liên quan đến nội dung tố cáo, người trực tiếp xác minh và người giải quyết tố cáo...

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Điều 47 của dự thảo Luật xác định đối tượng được bảo vệ theo hướng làm rõ phạm vi “người thân thích của người tố cáo” trong quy định của Luật hiện hành.

Quy định này vừa kế thừa Luật hiện hành, vừa bảo đảm tính cụ thể, chặt chẽ của điều luật, đồng thời tập trung nguồn lực cho công tác bảo vệ, bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu giải quyết tố cáo. Đối với các đối tượng khác, pháp luật hiện hành vẫn có đủ cơ chế để bảo vệ khi quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm.

Về biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm (Điều 57), có ý kiến đề nghị bổ sung vào khoản 1 Điều 57 biện pháp để bảo vệ vị trí công tác của người được bảo vệ trong trường hợp mới phát sinh nguy cơ bị thay đổi, điều chuyển công tác.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, quy định tại Điều 57 đã bao quát các biện pháp để bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ, không chỉ khắc phục hậu quả đã xảy ra mà còn ngăn chặn việc quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ có nguy cơ bị xâm hại.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.