Không phân loại rác, người dân TPHCM sẽ bị phạt 20 triệu đồng

Không phân loại rác, người dân TPHCM sẽ bị phạt 20 triệu đồng
TPO - Từ nay, nếu hộ dân TPHCM không thực hiện phân loại rác tại nguồn có thể bị xử phạt lên tới mức 20 triệu đồng. 

Đây là quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về phân loại rác, chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn TP của UBND TPHCM, bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay (ngày 24/11).

Không phân loại rác, người dân TPHCM sẽ bị phạt 20 triệu đồng ảnh 1 Trẻ em thu gom giấy vụn đổi quà

Để vận động người dân hưởng ứng, ngày 24/11, công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM phối hợp cùng UBND quận Tân Phú, UBND 11 phường thuộc Q.Tân Phú, Ban quản lý chung cư Tây Thạnh, các trường tiểu học và trung học cơ sở triển khai Chương trình mở rộng tuyên truyền “Phân loại rác tại nguồn” trên địa bàn quận.

Không phân loại rác, người dân TPHCM sẽ bị phạt 20 triệu đồng ảnh 2 Người dân được hướng dẫn phân loại rác
Không phân loại rác, người dân TPHCM sẽ bị phạt 20 triệu đồng ảnh 3 Rác sau khi được phân loại tại hộ gia đình sẽ bỏ vào các thùng tương ứng

Từ năm 2013, công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM đã triển khai chương trình phân loại rác từ năm 2013 tại Q. Tân Phú. Đơn vị còn phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện dự án “Khu phố xanh hạt nhân” phân loại rác tại nguồn tại 4 tuyến đường Độc Lập, Lê Lư, Lê Khôi, Tân Sơn Nhì thuộc các phường Tân Thành, Phú Thạnh, Phú Thọ Hòa, Tân Sơn Nhì của Q.Tân Phú; phát động mô hình “Chung cư xanh kiểu mẫu” tại chung cư Tây Thạnh sau đó mở rộng thêm 2 tuyến đường Cây Keo, Trần Hưng Đạo. Nay tăng thêm tại 5 trường tiểu học, trung học cơ sở trong khu vực…

Không phân loại rác, người dân TPHCM sẽ bị phạt 20 triệu đồng ảnh 4 Rác được cân ký...
Không phân loại rác, người dân TPHCM sẽ bị phạt 20 triệu đồng ảnh 5

... và đổi thành quà.

Ngoài địa điểm được mở rộng, các nội dung phân loại rác cũng có nhiều nét mới, đặc biệt là giới thiệu sử dụng ứng dụng di động mGreen trong công tác thu gom rác tái chế, ứng dụng này giúp cho hoạt động thu gom, ghi nhận khối lượng rác tái chế được thuận tiện cho cả người làm và lực lượng thu gom. Bên cạnh đó, ứng dụng còn số hóa việc tích điểm, đổi quà.

Không phân loại rác, người dân TPHCM sẽ bị phạt 20 triệu đồng ảnh 6 Đội tình nguyện viên hướng dẫn, vận động người dân phân loại rác tại nguồn.
Không phân loại rác, người dân TPHCM sẽ bị phạt 20 triệu đồng ảnh 7

Ông Huỳnh Minh Nhựt - Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TPHCM cho biết, chất thải hữu cơ hay còn gọi là rác thực phẩm sau khi thu gom, công ty vận chuyển về nhà máy để sản xuất phân hữu cơ. Rác thải vô cơ sau khi thu gom, Công ty đưa vào tái chế thành những sản phẩm xanh thân thiện với môi trường và cung ứng cho thị trường để tạo nguồn kinh phí đầu tư lại cho dự án, phần rác còn lại được vận chuyển đến nhà máy đốt hoặc khí hóa để thu hồi nhiệt phát điện. 

“Vì sức khỏe của cộng đồng, vì môi trường TP, chúng tôi kêu gọi và vận động mọi người: “Hãy nói không với xả rác ra đường và kênh rạch, tích cực phân loại rác tại nguồn để góp phần bảo vệ môi trường thành phố ngày càng sạch và xanh hơn” - ông Nhật kêu gọi.

Bắt đầu từ hôm nay, các hộ gia đình, chủ nguồn thải ở TP HCM không phân loại rác tại nguồn sẽ bị nhắc nhở, nếu tái phạm nhiều lần sẽ bị phạt tiền.
Theo Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn TP.HCM của UBND TP.HCM ngày 14-11-2018, chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 24-11.

Quy định nêu rõ: hộ gia đình, chủ nguồn thải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trước khi chuyển cho đơn vị thu gom, vận chuyển.

Chất thải phải phân loại theo 3 nhóm: chất thải hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật); chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủv tinh); chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải).

TP khuyến khích các hộ dân chất thải hữu cơ đựng trong túi màu xanh, màu trắng. Chất thải còn lại đựng túi có màu sắc khác (trừ màu trắng, màu xanh). Có thể dán nhãn, ghi chữ trên các túi rác để phân biệt. TP sẽ tổ chức thu gom riêng các chất thải theo lịch sau: Thu gom chất thải hữu cơ vào thứ 2, 4, 6 và chủ nhật; các chất thải còn lại vào thứ 3, 5, 7 trong tuần.

Hộ gia đình, chủ nguồn thải, cá nhân tự trang bị túi, thùng để phân loại, chứa chất thải; ký hợp đồng chuyển giao chất thải sau phân loại; trả chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và trả chi phí dịch vụ tăng thêm nếu có.

Trường hợp hộ gia đình, chủ nguồn thải không chấp hành phân loại, chuyển giao không đúng nhóm chất thải theo quy định, sau khi đã được nhắc nhở nhiều lần (3 lần trở lên/tuần), tổ chức, cá nhân thực hiện thu gom có trách nhiệm thông báo đến UBND phường - xã - thị trấn biết để xử lý theo quy định.

Hiện nay, theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
TPO - Diễn biến khí tượng từ 19/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Trong 24 đến 48 giờ tới, các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực Thủ đô tiếp tục có nền nhiệt giảm, trời rét, kèm theo đó cục bộ có mưa vừa đến mưa to.