Không thể né tránh khiếu nại đông người

Không thể né tránh khiếu nại đông người
TP - Khiếu nại đông người là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khiếu nại, ngày 15-11.

 >> Không né tránh khiếu nại đông người

ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng khiếu nại đông người là một vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm, dự thảo luật không thể né tránh. Theo ĐB Thúy, thực tiễn cho thấy chỉ 3 năm lại đây, số lượt đoàn đông người khiếu nại tăng nhanh: Năm 2008 là 1.061, năm 2009 là 2.510, năm 2010 là 3.592 lượt đoàn.

"Đây là thực tế không thể né tránh vì khi vụ việc xảy ra để góp phần ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển thì các cơ quan Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm xem xét giải quyết, dù là giải quyết dưới bất kỳ hình thức nào, dù là pháp luật chưa quy định" - ĐB Thúy đề xuất.

“Chúng ta cần phải nhìn thẳng vào bản chất của sự việc, khiếu nại đông người thực chất có phải là biểu tình với quy mô nhỏ không. Nếu như xác định đúng như vậy để khi nghiên cứu xây dựng Luật biểu tình sẽ điều chỉnh cơ bản, toàn diện nhưng chí ít trong luật này cũng cần quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc về việc xem xét, giải quyết khiếu nại đông người,” vẫn theo ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy.

ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cho rằng không nên quy định khiếu nại đông người phải làm mỗi người một đơn. "Chúng ta yêu cầu một người viết một lá đơn là không phù hợp, làm cho việc khiếu kiện của người dân khó khăn hơn". Đại biểu này đề xuất nếu khiếu nại cùng một nội dung, đoàn có quyền viết đơn chung, có quyền nhờ luật sư. Trên thực tế tiếp dân giải quyết khiếu nại hiện nay, cơ quan chức năng cũng chỉ tiếp vài người chứ không phải chúng ta tiếp tất cả các công dân, đặc biệt là những vụ có khiếu kiện đông người.

Về giải quyết khiếu nại hành chính, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng không nên duy trì cơ chế giải quyết khiếu nại qua hai lần như hiện nay. Bởi lần đầu do người có quyết định hành chính bị khiếu nại giải quyết nên thường thiếu khách quan. Lần thứ hai là do thủ trưởng cơ quan trực tiếp giải quyết cho nên thường thiếu công bằng và khó tránh khỏi thiên vị, bao che, dung túng cho cấp dưới.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.