'Dự án 3.000 tỷ đồng' ở Hà Tây:

Không vững về cơ sở KH nhưng vẫn tiếp tục được triển khai

Không vững về cơ sở KH nhưng vẫn tiếp tục được triển khai
TP - Báo Tiền phong đăng bài “Giải phẫu dự án 3.000 tỷ đồng” phản ánh quá trình nghiên cứu khoa học, lập  dự án xây dựng xã Tân Lập, huyện Đan Phượng (Hà Tây) theo hướng đô thị hóa có nhiều bất cập về khoa học.
Không vững về cơ sở KH nhưng vẫn tiếp tục được triển khai ảnh 1
Buổi tọa đàm về “Dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Tây theo hướng đô thị hóa nông thôn” do Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH & ĐT) phối hợp với Sở KH & ĐT Hà Tây tổ chức ngày 20/11/2003

Ngoài ra, việc quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng xã Tân Lập theo hướng đô thị hóa công nghiệp hóa (CNH) nông nghiệp nông thôn của tỉnh Hà Tây với dự toán kinh phí 3.000 tỷ đồng là có nhiều điểm chưa hợp lý.

Tuy nhiên, dự án vẫn đang được triển khai.

Trao đổi với PV Tiền phong, ông Ngô Hoài Năng - Chuyên viên Phòng Công nghiệp - Xây dựng (UBND tỉnh Hà Tây) cho biết, mục xây dựng xã Tân Lập theo hướng đô thị hóa, CNH nông nghiệp nông thôn vẫn không đổi, thậm chí đô thị hóa sẽ là nội dung chủ đạo thực hiện trên toàn bộ hơn 550 ha của toàn xã.

Ngày 6/5/2006, UBND tỉnh Hà Tây đã ra Quyết định 772, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã Tân Lập, tuy nhiên, một số nội dung cụ thể trong quyết định này cũng có thể sẽ thay đổi tiếp trong quá trình thực hiện.

Theo ông Ngô Hoài Năng, các dự án thành phần như kéo dài đường Hoàng Quốc Việt đến xã Tân Lập đang bắt đầu thực hiện từng bước. Dự án thành phần khu đô thị mới tại xã Tân Lập cũng đã được tỉnh chấp thuận.

Trung tuần tháng 8 này, UBND tỉnh Hà Tây sẽ phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị mới này. Hiện tại huyện Đan Phượng đã thành lập Ban quản lý dự án.

Nhiều nội dung khác của dự án này cũng kế thừa từ dự án xây dựng xã Tân Lập theo hướng đô thị hóa (đã được Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT và Sở KH&ĐT Hà Tây tổ chức tọa đàm) như: Nguồn vốn chủ yếu khai thác từ đấu giá quyền sử dụng đất, vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, huyện và huy động từ nhiều nguồn khác.

Tân Lập vẫn đang chờ các nhà đầu tư bất động sản, đầu tư dự án đến làm ăn. 

Trong Quyết định 772, các hạng mục đã được đưa vào khái toán, quy hoạch đã được đề cập xuyên suốt trong dự án mà trong các bài báo trước Tiền phong đã đề cập.

Đó là xây dựng Trung tâm giao dịch kinh tế, Nhà bảo tàng, triển lãm; Công viên văn hóa; Khu nhà ở kết hợp làng nghề truyền thống; Khu sản xuất, du lịch, quảng bá xúc tiến thương mại. Phần khái toán kinh phí xây dựng là 3.232 tỷ đồng...

Cho đến nay, Hà Tây vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để giải quyết tạo việc làm cho người dân. Ông Năng cho biết, việc làm của nông dân thì tỉnh tạo điều kiện một phần còn người dân cũng phải tự lo.

Trong khi đó, một số nhà khoa học và quản lý mà chúng tôi gặp gỡ, trao đổi đều tỏ ý phản đối hoặc băn khoăn về cơ sở khoa học cũng như tính thực tiễn của dự án.

Đặc biệt, ngay trong Viện Chiến lược phát triển- đơn vị trước đây đã nhiệt tình ủng hộ và giúp tổ chức tọa đàm về dự án này, ý kiến cũng không nhất quán.

Nếu năm 2003, PGS-TS Ngô Doãn Vịnh - Viện trưởng đánh giá rất cao đề tài này thì nay, TS Nguyễn Bá Ân - Phó Viện trưởng lại phát biểu: “Mọi người đánh giá người viết dự án tâm huyết, nhưng cơ sở khoa học có nhiều vấn đề.

Đơn giản là làm sao kéo dài được đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội) đến xã Tân Lập, không ai mở đường đôi vào đường cụt. Mà tại sao lại mở con đường chạy đến xã Tân Lập và chỉ chạy đến Tân Lập.

Đây không phải là công trình khoa học, khoa học là phải nghiêm túc. Đây thực chất là vấn đề đô thị, không phải vấn đề nông thôn. Mà nếu là vấn đề đô thị thì cũng còn nhiều lẽ không thể nói được, vì lý luận cơ bản không được đề cập ở đây.

Sự hình thành đô thị phải có quy luật của nó, không phải tự nhiên mà hình thành được. Vì sao lúc đó nhiều người không nói điều đó?

Người phương Đông có những cái tế nhị không nói được. Dự án này không thể triển khai, vậy nên báo chí, các nhà khoa học không nên mất thời gian bàn luận làm gì.

Với tính khoa học và thực tiễn như thế, làm sao có thể thực hiện được. Nếu dự án thực sự khoa học, có ý nghĩa, khả thi thì chúng tôi đã đỡ đầu, tài trợ hoặc đề nghị Chính phủ phê duyệt”.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.