Khu KT Vân Phong: Cả “thép” và “dầu” đều muốn...

Khu KT Vân Phong: Cả “thép” và “dầu” đều muốn...
TP- Trong khi dư luận về việc Tập đoàn Posco xin đầu tư dự án thép vào vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) còn chưa lắng xuống, thì mới đây, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong lại tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư dự án xây dựng tổ hợp nhà máy lọc hóa dầu.
Khu KT Vân Phong: Cả “thép” và “dầu” đều muốn... ảnh 1
Một góc bình yên ở vịnh Vân Phong. Ảnh: Photonet

Đây là dự án liên doanh giữa Tổng Cty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với một đối tác nước ngoài, có công suất lọc hóa dầu khoảng 8 triệu tấn/năm, vốn đăng ký ban đầu khoảng 2 tỷ USD. 

Dự án đang được UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét để trình Thủ tướng phê duyệt.

Việc có nhiều ý kiến khác nhau về một vấn đề là điều dễ hiểu, nhưng rõ ràng sự quan tâm của dư luận cũng như việc có nhiều dự án nhiều tỷ USD xin đầu tư vào Vân Phong càng cho thấy sự “đắc địa” của Vịnh biển này.

Trong ký ức của TS. Chu Quang Thứ - Nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nhiều sự kiện gắn liền với vịnh Vân Phong mà ông được trực tiếp tham gia, đều diễn ra vào những ngày “13”, ngày được cho là xui.

Nhưng ngược lại, với ông Thứ thì chính vào những ngày ấy lại xảy ra nhiều sự kiện đáng nhớ với ông về vịnh biển quý giá này.

Trong đó, sự kiện đầu tiên là vào sáng 13/3/2002, Cảng vụ Nha Trang tổ chức một chuyến khảo sát vịnh Vân Phong cho đoàn của Cục Hàng hải Việt Nam.

Chuyến khảo sát đó đã khẳng định trong suy nghĩ của ông Thứ về vị trí vịnh Vân Phong tương tự như “mặt tiền” của ngôi nhà trên những đường phố sầm uất.

Không những thế, Vân Phong là “ngôi nhà” duy nhất suốt dọc bờ biển Việt Nam có tiềm năng trở thành cảng trung chuyển quốc tế...

Giờ đây, ông Chu Quang Thứ không còn công tác tại Cục Hàng hải Việt Nam, nhưng nhiều người trong nghề hàng hải, mỗi lần đề cập đến vịnh Vân Phong, thường nhắc lại câu nói của ông Thứ là: “Đã đầu tư cảng biển, nếu vì lợi ích quốc gia phải có tầm nhìn 50 năm, thậm chí 100 năm, chứ không chỉ 10 năm như hiện nay”.

Trở lại với dự án của Posco ở vịnh Vân Phong, dự án này được coi trước mắt sẽ tạo ra nhiều việc làm và nguồn thu cho ngân sách địa phương...

Nhưng, một điều đáng ngạc nhiên là, Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Vân Phong, do Thủ tướng ban hành ngày 25/4/2006, đã quy định việc xây dựng và phát triển Khu kinh tế Vân Phong trở thành khu kinh tế tổng hợp, trong đó cảng trung chuyển container quốc tế giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành...

Với những gì đang diễn ra trên thực tế, phải chăng một dự án tỷ đô nào đó đang chiếm được vị trí “chủ đạo” chứ không phải cảng trung chuyển quốc tế?

Đã có quan ngại rằng dự án của Posco sẽ phá vỡ quy hoạch chung của Khu kinh tế Vân Phong, hay nói cách khác dự án này sẽ che khuất “tầm nhìn thế kỷ” đối với vịnh Vân Phong. “Thiếu tầm nhìn” không phải là cụm từ xa lạ đối với người Việt.

Chỉ trong 0,07 giây tìm kiếm (search) trên Google, đã cho tới 19.000 kết quả có cụm từ tiếng Việt này.

Nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế thế giới, hầu hết các trung tâm thương mại tài chính lớn đều hình thành từ một thành phố cảng, ví dụ như London, New York, San Francisco, Tokyo, Thượng Hải, Sidney...

Chính vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, khi Vân Phong phát huy hết tiềm năng của mình, thành phố cảng Vân Phong sẽ là trung tâm tài chính, kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là một cảng sông. Hải Phòng, Quảng Ninh, và Đà Nẵng không đủ độ sâu để trở thành một cảng tầm cỡ quốc tế.

Theo TS Chu Quang Thứ thì Vân Phong là vùng “vàng biển” của Tổ quốc. Than là “vàng đen” khai thác mãi cũng hết. Dầu khí là “vàng nước” khai thác lâu cũng chẳng thể còn.

Ngược lại, nếu Vân Phong trở thành cảng trung chuyển quốc tế, thì vùng biển vàng này không bao giờ cạn mà sẽ “đầy” theo năm tháng, “cao” thêm theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, “giàu” thêm theo sự phát triển của ngoại thương, “mạnh” thêm trong cuộc cạnh tranh kinh tế đang diễn ra gay gắt trên phạm vi toàn cầu. 

Với câu chuyện về vịnh Vân Phong, những người có trách nhiệm sẽ phải lựa chọn giữa lợi ích trước mắt và “tầm nhìn thế kỷ”.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.