Kiểm soát chất lượng đồ chơi Trung Quốc bị thả nổi

Bà Bùi Thị An, Ủy viên Ủy ban KHCN của Quốc hội. Ảnh: Lao Động
Bà Bùi Thị An, Ủy viên Ủy ban KHCN của Quốc hội. Ảnh: Lao Động
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Bùi Thị An, Ủy viên Ủy ban KHCN của Quốc hội khẳng định, việc kiểm soát, quản lý chất lượng đồ chơi Trung Quốc tại Việt Nam đang bị thả nổi. 

Cũng theo bà An, theo quy định, ngành khoa học và công nghệ phải chịu trách nhiệm quản lý về chất lượng, tuy nhiên thực tế thì có nhiều sản phẩm đang bày bán công khai nhưng không được kiểm soát. Chịu trách nhiệm về việc này còn có Quản lý thị trường vì liên quan đến hàng giả, hàng lậu. 

“Tại các nước, hệ thống cảnh báo hoạt động rất mạnh. Thậm chí với hàng hóa độc hại, có dư lượng chất hóa học vượt quy định thì sẽ bị chặn lại ngay lập tức. Tại nước ta, hệ thống cảnh báo rất yếu và thường chạy theo sau. Tình trạng ung thư tại Việt Nam gia tăng cũng có nguyên nhân từ hệ thống kiểm soát quá yếu”, bà Bùi Thị An nói.

Một chuyên gia nguyên lãnh đạo Chi cục quản lý thị trường Hà Nội cho biết, đồ chơi trẻ em được quy định kiểm soát theo tiêu chuẩn Việt Nam. Với đồ chơi dành cho trẻ em dưới 3 tuổi thì phải có tem hợp quy. Đơn vị chịu trách nhiệm kiểm soát là Cục Kiểm tra chất lượng hàng hóa (Bộ KHCN). Thực tế thì hàng nhập lậu thì không có tem hoặc dán tem rởm. Ông Chu Xuân Kiên, Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho hay: Việc cảnh báo chất lượng hàng hóa thuộc về Bộ KHCN. Tuy nhiên cơ quan này rất ít khi nhận được các cảnh báo về chất lượng hàng hóa độc hại từ cơ quan chức năng!

Hàm lượng chất độc vượt 100 lần mức cho phép

Theo kết quả kiểm nghiệm của Cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ) mẫu miếng dán đồ chơi Trung Quốc có hàm lượng Phthalate vượt ngưỡng cho phép hơn 100 lần so với ngưỡng an toàn. Phthalate có khả năng gây ung thư và vô sinh cho trẻ em, từng được phát hiện trong sản phẩm thú nhún Trung Quốc bán tại Việt Nam.

Cụ thể, trong kết quả thử nghiệm với sản phẩm đồ chơi bằng màng nhựa in hình nhiều màu cho thấy, hàm lượng phthalate DINP là 37.390mg/kg trong khi giới hạn cho phép là 300mg/kg; còn DEHP có hàm lượng 14.100mg/kg trong khi giới hạn cho phép là 100mg/kg. Các hóa chất độc hại khác gồm asen, cadmi, thủy ngân, chì trong ngưỡng cho phép. Theo Cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa cảnh báo, “miếng dán hoạt hình Stickers”  có chứa hàm lượng Phthalates với nồng độ vượt mức cho phép. Những chất này có thể xâm nhập vào cơ thể bằng các tiếp xúc qua da, qua đường miệng và cả đường hô hấp và có khả năng là tác nhân khiến bé gái dậy thì sớm và nguyên nhân gây vô sinh ở bé trai sau này. Loại miếng dán này không gắn dấu chứng nhận hợp quy CR, trên nhãn hàng hóa ghi  “Stickers”, “Made in China”.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm, Phthalates là hóa chất được sử dụng để giúp nhựa dẻo và bền hơn, có mặt trong nhiều vật dụng hàng ngày như nội thất ô tô, gạch lát sàn, áo mưa, giả da. Hóa chất này tác động đến hàm lượng hormone tuyến giáp vốn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não của thai nhi và trẻ sơ sinh. Phthalates còn giảm testosterone (kích thích tố sinh dục nam) quan trọng cho việc phát triển giới tính nam đồng thời làm dậy thì sớm ở bé nữ.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.