Kiểm toán dự án BOT: Dễ xảy ra tiêu cực?

Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng: vấn đề lo lắng tiêu cực trong việc kiểm toán các dự án BOT là rất chính đáng. Ảnh : Nguyễn Thành
Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng: vấn đề lo lắng tiêu cực trong việc kiểm toán các dự án BOT là rất chính đáng. Ảnh : Nguyễn Thành
TPO - Lo sợ sẽ xảy ra tiêu cực trong việc kiểm toán các dự án BOT giao thông, cử tri Đà Nẵng kiến nghị Quốc hội cần giám sát quá trình kiểm toán. Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết: vấn đề này không chỉ cử tri nêu lên, mà Quốc hội cũng đã nêu lên. 

Sáng ngày 13/12, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư thành ủy Đà Nẵng và đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tiếp tục tiếp xúc với cử tri quận Hải Châu để thông báo kết quả Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Tại đây, một lần nữa vấn đề BOT tại các dự án giao thông tiếp tục dành được sự quan tâm của các cử tri với nhiều kiến nghị xác đáng cho Quốc hội, Chính phủ và cơ quan ban ngành.

Cử tri Vũ Tiến Dũng đặt câu hỏi về việc kiểm toán các dự án BOT hiện nay liệu có xảy ra tiêu cực tham nhũng? “Lực lượng kiểm toán về các đơn vị kiểm toán có xảy ra tiêu cực hay không ? Tôi từng làm ở Cục quản lý đường bộ 5, Bộ GTVT cho nên tôi biết và hiểu rất rõ về việc này”, ông Dũng cho biết. Đồng thời đề Quốc hội phải giám sát các dự án, các vị trí mà đơn vị kiểm toán làm việc.

Kiểm toán dự án BOT: Dễ xảy ra tiêu cực? ảnh 1

Cử tri Vũ Tiến Dũng trình bày các vấn đề và câu hỏi của mình tại buổi tiếp xúc. Ảnh : Nguyễn Thành

Ông Nghĩa cho rằng : câu hỏi này của đại biểu là “rất chính đáng, rất đúng” dù rằng đấy là cơ quan của Quốc hội.  Do đó, đòi hỏi Quốc hội phải có cách thức giám sát.

“Cái chúng ta đang vướng và dẫn đến xảy ra tiêu cực là khả năng giám sát đối với các cơ quan khác nhau. Quốc hội đang đưa ra các cơ chế đó. Đối với kiểm toán cũng vậy”, ông Nghĩa chia sẻ

“Cứ tưởng các ông kiểm toán là chuẩn mực nhất nhưng đôi khi cũng có vai trò cá nhân trong đó. Họ cũng là con người, yếu tố con người thì khó mà tránh được. Nhưng làm sao phải giám sát để không xảy ra sai phạm? Đó là vấn đề không chỉ cử tri nêu lên, mà Quốc hội cũng đã nêu lên”,  ông Nghĩa cho biết

Kiểm toán dự án BOT: Dễ xảy ra tiêu cực? ảnh 2 Ông Trương Quang Nghĩa, trả lời các câu hỏi, thắc mắc của cử tri quận Hải Châu liên quan đến các bất cập, khó khăn của các dự án BOT hiện nay. Ảnh : Nguyễn Thành

Việc đề nghị mua lại BOT, ông Nghĩa cho biết: “Ngân sách nhà nước không thể chịu nổi”. Đối với các dự án giao thông BOT thời gian qua huy động cỡ khoảng 92.000 tỷ đồng. Nhà nước mua lại thì tiền đâu. Vấn đề này rất khó, nên chỉ có thể đi tìm cách giải quyết để sao cho hài hòa. Có những dự án rủi ro rất lớn vì nhà đầu tư chỉ bỏ từ 10 – 15% vốn, còn lại vay ngân hàng. Thế chấp bằng quyền thu phí của dự án. Tình hình “vỡ trận” như hiện nay , sẽ có câu chuyện nhà đầu tư trả lại cho ngân hàng, nhà nước nếu như các lợi ích không hài hòa.

“Hiện nay Chính phủ đang yêu cầu Bộ GTVT báo cáo đầy đủ và Chính phủ sẽ có quyết sách hết sức căn cơ. Thậm chí có khi vượt quá thẩm quyền của Chính phủ, phải là Quốc hội”, ông Nghĩa nói

Ông Nghĩa thông báo với các cử tri biết: vừa qua Quốc hội đã thông qua gói 55 ngàn tỷ để làm các đoạn đường cao tốc trên trục bắc  - nam bằng hình thức PPP, huy động doanh nghiệp, nhà nước chỉ bỏ 40%. Tuy nhiên, tình hình hiện nay, ông Nghĩa đặt câu hỏi: liệu rằng các nhà đầu tư có dám đầu tư nữa hay không ? “Đây là câu chuyện, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ trung hạn 2016 -2020” ông Nghĩa cho hay.

MỚI - NÓNG
Huế bổ nhiệm 10 cán bộ chủ chốt, thành lập các BQL Dự án đầu tư xây dựng
Huế bổ nhiệm 10 cán bộ chủ chốt, thành lập các BQL Dự án đầu tư xây dựng
TPO - UBND TP Huế vừa công bố quyết định thành lập 3 ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực trên cơ sở hợp nhất các ban quản lý dự án cũ, trung tâm phát triển quỹ đất quận, huyện, thị xã trước đây và bổ nhiệm 10 cán bộ lãnh đạo, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả đầu tư công và phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

TPO - Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 02 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.
Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

TPO - Quy định về phân loại rác tại nguồn đã có hiệu lực từ ngày 31/12/2024, trước đó các địa phương đã có 3 năm chuẩn bị nhưng đến trước khi sáp nhập các tỉnh/thành phố (1/7/2025) chỉ có 34 địa phương thực hiện phân loại rác với quy mô nhỏ, mang tính thí điểm, chỉ có 5 địa phương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và 6 địa phương ban hành bảng giá dịch vụ - những con số cực kỳ thấp.
Sơn 'đổ mồ hôi' giúp tòa nhà mát mẻ như bật điều hòa

Sơn 'đổ mồ hôi' giúp tòa nhà mát mẻ như bật điều hòa

TPO - Các nhà nghiên cứu tại Singapore phát hiện ra rằng loại sơn trắng tùy chỉnh của họ, được phát triển đặc biệt để 'đổ mồ hôi', giúp giảm đáng kể nhu cầu sử dụng máy điều hòa không khí, đồng thời vẫn giữ được vẻ ngoài trong nhiều năm. Đó là loại sơn gốc xi măng mới kết hợp ba phương pháp làm mát để giữ nhiệt độ bên trong tòa nhà ở mức thấp.
Chuyện lạ: Tuyết rơi ở sa mạc Atacama, nơi khô hạn nhất Trái đất

Chuyện lạ: Tuyết rơi ở sa mạc Atacama, nơi khô hạn nhất Trái đất

TPO - Một trận tuyết rơi hiếm hoi ở sa mạc Atacama, Chile, nơi khô hạn nhất trên Trái Đất đã làm dừng hoạt động của một trong những hệ thống kính thiên văn hàng đầu thế giới. Biến đổi khí hậu có thể khiến đài quan sát này phải đối mặt với nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như thế này trong tương lai.