Kiểm toán phải ngăn lãi giả, lỗ thật

ĐB Phạm Thị Loan đề nghị kiểm toán bắt buộc cả dự án nhóm B
ĐB Phạm Thị Loan đề nghị kiểm toán bắt buộc cả dự án nhóm B
TP - Hôm qua, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Kiểm toán độc lập, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị mở rộng đối tượng kiểm toán để sớm khắc phục tình trạng doanh nghiệp “lãi giả, lỗ thật”.
ĐB Phạm Thị Loan đề nghị kiểm toán bắt buộc cả dự án nhóm B
ĐB Phạm Thị Loan đề nghị kiểm toán bắt buộc cả dự án nhóm B . Ảnh: Hồng Vĩnh

ĐB Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cho rằng, thông tin từ báo cáo kiểm toán sẽ giúp đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, khắc phục tình trạng “lãi giả, lỗ thật”, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Đinh Trịnh Hải (Ninh Bình) cho rằng, phải làm rõ tình trạng, có doanh nghiệp hôm nay công bố lỗ, mai công bố lãi. Để nâng chất lượng kiểm toán, cần quy định một số nguyên tắc, trình tự hoạt động kiểm toán. Hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, dịch vụ thấp dẫn đến chất lượng kiểm toán không đảm bảo. Báo cáo kiểm toán phải đánh giá được tài sản, nợ phải thu, phải trả...

ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đồng tình với tờ trình của Chính phủ là kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước; báo cáo quyết toán hoàn thành dự án sử dụng vốn nhà nước thuộc nhóm A. Bởi có dự án hoàn thành từ năm 2008 nhưng vẫn chưa được kiểm toán, thậm chí có trường hợp mất hồ sơ.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng quy định mở theo hướng giao cho Chính phủ quy định các đối tượng có vốn góp của nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác phải kiểm toán bắt buộc.

ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) đề nghị kiểm toán bắt buộc cả dự án nhóm B, tiến tới thực hiện kiểm toán bắt buộc tất cả các dự án sử dụng ngân sách.

Cùng ngày, Quốc hội thảo luận dự án Luật Lưu trữ.

“Đến tháng 6- 2010, cả nước đã có 162 doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán với trên 6.700 người làm việc. Tuy nhiên, nhiều công ty kiểm toán mới thành lập quá nhỏ, số lượng kiểm toán viên có chứng chỉ chỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu (3 người).

Việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề của kiểm toán viên đôi khi vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ. Chế tài xử phạt hành vi vi phạm của kiểm toán viên chưa đủ mạnh để phòng ngừa và răn đe nên ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán” (Theo tờ trình của Chính phủ). 

MỚI - NÓNG