Kiến nghị gia hạn sử dụng 10 triệu viên Tamiflu hết hạn

Mẻ 250gram Oseltamivir phosphate sạch đầu tiên được thu hồi từ Tamiflu trong khuôn khổ đề án thăm dò ở Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam
Mẻ 250gram Oseltamivir phosphate sạch đầu tiên được thu hồi từ Tamiflu trong khuôn khổ đề án thăm dò ở Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam
TP - Các nhà khoa học ở Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, khẳng định, họ cơ bản tái chế được Tamiflu trong phòng thí nghiệm, và chờ Bộ Y tế vào cuộc để đi các bước tiếp theo. Trong khi đó, bốn hãng dược kiến nghị Bộ Y tế gia hạn sử dụng 10 triệu viên thuốc này, thay vì tiêu hủy.

>> Tiêu hủy 10 triệu viên Tamiflu hết hạn là lãng phí

Mẻ 250gram Oseltamivir phosphate sạch đầu tiên được thu hồi từ Tamiflu trong khuôn khổ đề án thăm dò ở Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam
Mẻ 250gram Oseltamivir phosphate sạch đầu tiên được thu hồi từ Tamiflu trong khuôn khổ đề án thăm dò ở Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam . Ảnh: QD

Hoạt chất thu hồi đạt yêu cầu

Ngay từ năm 2005, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam (Viện KHCN) đã nghĩ đến việc liên kết với Bộ Y tế tìm hướng tái chế Tamiflu hết hạn, tránh lãng phí.

TS Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế, kiêm Cục trưởng Cục Quản lý Dược, cấp 5.000 viên Tamiflu (giá 750.000 - 1.200.000 đồng/10 viên, sản xuất tại Đài Loan, hết hạn vào tháng 1-2008) cho Viện KHCN nhằm thăm dò khả năng tái chế Tamiflu hết hạn sử dụng, phân lập, kiểm nghiệm xem thuốc có đạt tiêu chuẩn không.

Đề tài nghiên cứu (trị giá 100 triệu đồng, kéo dài một năm) cho thấy, với quy mô phòng thí nghiệm, tỷ lệ thu hồi hoạt chất Oseltamivir phosphate của Tamiflu đạt 80%.

Sản phẩm thu hồi được kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương (Bộ Y tế) vào ngày 22-11-2007 và được công bố đạt yêu cầu vào ngày 12-12-2007. Sau đó, nhóm thực hiện đề tài báo cáo lãnh đạo Viện KHCN rằng, có thể tái chế Tamiflu.

Tại một cuộc họp nghiệm thu đề tài với sự tham gia một phó cục trưởng Cục Quản lý Dược, nhóm nhà khoa học ở Viện KHCN đề nghị phát triển đề tài mang tính thăm dò thành đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp nhà nước mang tên “Nghiên cứu công nghệ thu hồi hoạt chất Oseltamivir phosphate từ biệt dược Tamiflu nhập khẩu đã hết hạn để tái sử dụng làm thuốc chống bệnh cúm do virus H5N1 gây ra”.

Cơ quan chủ quản đề tài được đề xuất là Bộ Y tế, cơ quan chủ trì đề tài là Viện Hóa học (Viện KHCN), thời gian thực hiện khoảng 30 tháng, bắt đầu từ tháng 5-2008.

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Hóa - Sinh Biển (Viện KHCN) và là người được đề xuất làm chủ nhiệm đề tài nêu trên, nói rằng, từ ngày chuyển đề xuất sang Bộ Y tế, “chúng tôi chưa nhận được phản hồi và cũng không hỏi lại.

Đúng hơn, với chức năng của mình, cũng chỉ biết đề xuất phương án tinh chế lại hoạt chất Oseltamivir phosphate nhằm tái sử dụng nó, tiết kiệm ngân sách nhà nước và chứng tỏ sự đóng góp của các nhà khoa học”.

Doanh nghiệp muốn gia hạn sử dụng

Khẳng định rằng chất lượng các lô thuốc Tamiflu sản xuất hồi tháng 3-2006 vẫn đạt mọi tiêu chuẩn, bốn công ty dược thực hiện chương trình sản xuất Tamiflu (Stada Việt Nam, Pymepharco, Imexpharm và Dược Cửu Long) kiến nghị Bộ Y tế gia hạn sử dụng thuốc chống dịch tồn kho như các nước trên thế giới và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vì đại dịch cúm H5N1 và H1N1 vẫn đe dọa.

Theo bà Trần Thị Đào, Tổng Giám đốc Imexpharm, bốn công ty công bố hạn dùng hai năm không có nghĩa là thuốc sẽ không còn chất lượng sau hai năm kể từ ngày sản xuất.

Bà nói rằng, sau hai năm, nếu chất lượng thuốc còn đảm bảo, nhà sản xuất sẽ xin phép cơ quan quản lý dược cho nâng hạn dùng cho các lô thuốc sản xuất trong tương lai.

" Trong bối cảnh bệnh cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát thành đại dịch ở nhiều nước trên thế giới, chủ trương nhập 30 triệu liều thuốc Tamiflu dự phòng là hoàn toàn đúng đắn.

Rất may đại dịch đã không xảy ra. Nếu xảy ra, 30 triệu viên thuốc vẫn ít so với dân số lúc đó khoảng 82 triệu. Tinh chế lại hoạt chất chính của thuốc Tamiflu sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền" - PGS.TS Nguyễn Văn Hùng  

Cả bốn công ty dược cho rằng, thông tin thuốc Tamiflu của hãng Roche công bố hạn dùng 10 năm, dài hơn hạn dùng của thuốc sản xuất trong nước là không có cơ sở.

Theo họ, ngày 18-8-2009, WHO thông báo rằng, việc gia hạn sử dụng tùy thuộc vào cơ quan quản lý dược các nước, và cơ quan quản lý dược châu Âu, Mỹ, Canada, Úc… đã chính thức gia hạn sử dụng thêm hai năm cho thuốc tồn kho.

“Theo quy chế dược, dù chúng tôi có sử dụng nguồn nguyên liệu có hạn dùng năm năm thì hạn dùng của thành phẩm cũng vẫn chỉ được phép công bố lần đầu là hai năm. Việc gia hạn sử dụng sau khi hết hạn dùng đã công bố này căn cứ trên dữ liệu độ ổn định của thuốc và là một quyết định bình thường đối với các thuốc tồn trữ chống dịch tại các quốc gia trên thế giới”, bà Đào nói.

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.