Kiến nghị lập Ban giám sát nợ công

Kiến nghị lập Ban giám sát nợ công
TP - Công bố Báo cáo đánh giá tình hình nợ công của Việt Nam với mức độ khá nghiêm trọng, tiềm ẩn rủi ro, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội kiến nghị Quốc hội thành lập Ban giám sát nợ công.

> Kiểm soát nợ công, gỡ khó doanh nghiệp
> Ông Đinh Tiến Dũng là tân Bộ trưởng Tài chính

Uỷ ban Kinh tế cho rằng, cần thành lập Ban Giám sát nợ công (thuộc UB Giám sát tài chính quốc gia) nhằm mục đích quản lý, giám sát nợ sát sao, khách quan và độc lập. Về thẩm quyền, Ban này được trao quyền truy cập mọi thông tin về nợ công, nợ nước ngoài từ các bộ, ngành khác của khu vực công.

Đồng thời, đây sẽ là cơ sở cho những người giám sát và quản lý nợ công có thể theo dõi, phân tích và giám sát tổng nợ của khu vực công, từ đó đưa ra các tham mưu chính sách phù hợp cho Quốc hội.

Ủy ban Kinh tế cho biết, thâm hụt ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) trung bình trong giai đoạn 2003-2007 chỉ chiếm 1,3% GDP, con số này tăng gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2012.

Trong khi đó, tổng nợ công cũng tăng từ 40% GDP cuối năm 2007 lên khoảng 56,3% GDP vào cuối năm 2010 và giảm đôi chút xuống còn 54,9% GDP vào năm 2011 và ước 55,4% GDP vào năm 2012. Tuy nhiên, những con số này chưa phải đã phản ánh đúng bản chất nợ công.

Điều đáng ngại là các khoản nợ lớn của tập đoàn, tổng công ty vốn là DN nhà nước đang làm ăn thua lỗ, đứng trên bờ vực phá sản, đang đe dọa nghiêm trọng tới an ninh tài chính quốc gia (dù khoản nợ đó không hạch toán, không tính vào nợ công).

Theo báo cáo, dư nợ nước ngoài Chính phủ bảo lãnh cho khu vực DNNN năm 2010 vào khoảng 4,6 tỷ USD, tương đương với 14,3% tổng dư nợ nước ngoài của VN.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG