<FONT size=2>Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&amp;PTNT) :</FONT>

Kiến nghị Thủ tướng hạn chế tối đa dùng đất lúa cho KCN

Kiến nghị Thủ tướng hạn chế tối đa dùng đất lúa cho KCN
Bộ NN& PTNT vừa cùng các Bộ liên quan thống nhất việc duy trì tối thiểu 3,5 triệu ha đất lúa. Đồng thời Bộ này cũng kiến nghị Thủ tướng hạn chế tối đa việc trưng dụng đất lúa cho các mục đích phi nông nghiệp, hạn chế các KCN trên vùng đất lúa.
Kiến nghị Thủ tướng hạn chế tối đa dùng đất lúa cho KCN ảnh 1
Khu công nghiệp vẫn đang tiếp tục lấn đất trồng lúa của người dân Tiên Du, Bắc Ninh. Ảnh: Phong Cầm.

Nhu cầu trưng dụng đất còn rất lớn

Kiến nghị Thủ tướng hạn chế tối đa dùng đất lúa cho KCN ảnh 2
Anh Nguyễn Đình Quang (xóm Keo, thôn Rích Gạo, xã Phù Chẩn, huyện Từ Sơn - Bắc Ninh) bần thần trước mảnh ruộng bị thu hồi để nhường chỗ cho dự án xây dựng khu đô thị. Ảnh : P.V

Theo báo cáo sơ bộ của các Bộ Giao thông - Vận tải, Xây dựng và Công Thương, từ nay đến năm 2020, nhu cầu trưng dụng đất rất lớn.

Nếu mức độ trưng dụng và chuyển đổi đất lúa như giai đoạn 7 năm vừa qua thì đến năm 2020 sẽ mất đi 672.000 ha và quỹ đất lúa chỉ còn khoảng 3,4 triệu ha.

Sau khi đã xem xét nhu cầu sử dụng đất đến năm 2015 và 2020 cho từng lĩnh vực đô thị, giao thông, công nghiệp, Bộ NN&PTNT đã thống nhất cùng các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông - Vận tải và Công Thương duy trì tối thiểu 3,5 triệu ha đất lúa, trong đó có 3,1 triệu ha chuyên trồng lúa nước theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Dự tính, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cho dân số ổn định khoảng 120 – 130 triệu người, hàng năm cần khoảng 35,2 triệu tấn lương thực.

Với mức duy trì diện tích đất trồng lúa nói trên, nếu gặp thời tiết bất lợi có thể đảm bảo sản lượng khoảng 35,6 triệu tấn thóc/năm.

Trong trường hợp thời tiết thuận lợi có thể sản xuất đạt 39 - 40 triệu tấn thóc/năm, đảm bảo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: tính tới 1/1/2008, cả nước còn 4,1 triệu ha đất trồng lúa, trong đó có 3,1 triệu ha chuyên trồng lúa nước. Trong giai đoạn năm 2000 - 2007, diện tích đất trồng lúa đã giảm đi 361.935 ha, riêng hai vùng: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới hơn 71% diện tích đất lúa bị giảm.

Với diện tích đất trồng lúa bị mất đi mỗi năm bình quân là 51.705 ha đã làm giảm sản lượng thóc trên 400 - 500 ngàn tấn/năm và ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của ít nhất 100.000 hộ nông dân/năm.

Về lâu dài, nguy cơ giảm diện tích trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng đồng bằng ven biển khác do nước biển dâng là rất cao. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khó lường khác như hạn hán, bão, dịch bệnh...

Để duy trì quỹ đất lúa tối thiểu, đảm bảo an ninh lương thực lâu dài, Bộ NN& PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hạn chế tối đa việc trưng dụng đất lúa cho các mục đích phi nông nghiệp, đồng thời có chiến lược tập trung đầu tư các khu công nghiệp vào khu vực Duyên hải Trung Bộ, trên vùng đất cát ven biển nhằm hạn chế phát triển các khu công nghiệp trên vùng đất lúa.

Theo Hoàng Tùng
TTXVN

MỚI - NÓNG
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
TPO - “Con đường văn sĩ” chuyển tải hàng trăm trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong giai đoạn 1938 đến 1945. Mộng văn chương, quá trình thai nghén tác phẩm và thêm cả những chuyện đời thường cũng được Nguyễn Huy Tưởng nêu trong nhật ký. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - tiết lộ từ bé đã đọc nhật ký của cha, trong đó có cả những chuyện riêng tư của cha mẹ.
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
TPO - Dù đang trên đà giảm, giá vàng thế giới có mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 24/4. Khi tình hình chính trị ở Trung Đông chưa có thêm căng thẳng thì dữ liệu kinh tế Mỹ, lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại tác động giá vàng.