Kon Tum: Dỡ nhà sàn truyền thống bán… gỗ trắc

Kon Tum: Dỡ nhà sàn truyền thống bán… gỗ trắc
TP - Một số gia đình người dân tộc ở làng K’Lâu K’Lah, xã Ya Chim, thị xã Kon Tum trước “cơn bão” về tận thu gỗ trắc diễn ra rầm rộ trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian qua đã bán ngôi nhà sàn thân yêu của mình.
Kon Tum: Dỡ nhà sàn truyền thống bán… gỗ trắc ảnh 1
“Đầu nậu” chở vật liệu đến xây nhà cho ông A Đức để lấy 13 cột nhà bằng gỗ trắc

Chúng tôi đã tìm gặp những chủ nhân vừa bán căn nhà sàn truyền thống có từ lâu đời, với giá hàng trăm triệu đồng cho những đầu nậu gỗ trắc…

Ông A H’Yip (SN 1953) đang ngồi đan gùi giữa thềm, nghe chúng tôi hỏi thăm về việc ông vừa bán nhà cho các đầu nậu buôn gỗ trắc.

Ông chỉ về phía nền đất trống, nơi mà ngôi nhà sàn cổ kính đã hơn hai mươi năm nay gắn bó với gia đình: “Mình bán nhà đã gần một tháng nay rồi mà”.

Bán cho ông Bé ở thôn Lâm Tùng, cùng xã Ya Chim. Nhà sàn của mình tất cả có 18 cột thì 15 cột được làm bằng gỗ trắc, có cả trắc đen và trắc đỏ. Ông Bé hỏi là mua nhà mình nhưng chỉ lấy 15 cột trắc thôi.

Ông ấy trả giá 60 triệu đồng, mình không đồng ý rồi nâng lên giá 80 triệu, sau đó ông ta nâng lên 100 triệu đồng thì mình đồng ý! Ông trầm ngâm một lúc rồi tiếp: “Mấy ngày sau ông Dân – người cũng xã vào trả giá 130 triệu đồng. Bán rồi tiếc quá!”.

Theo mô tả của ông A H’Yip, mỗi cột của căn nhà có chiều dài hơn 5 mét, đường kính rộng khoảng 30cm. Ngôi nhà xây dựng vào những năm 1985. Toàn bộ số gỗ trắc này được gia đình và người thân của ông chặt tại khu rừng Lâm Tùng.

Bây giờ gia đình ông là người thực hiện “cơ giới hóa” đầu tiên của làng K’Lâu K’Lah, xã Ya Chim này nhờ khoản tiền bán nhà. Nào là xe công nông, máy bóc hạt bắp, máy cày ruộng, bơm nước…

Chúng tôi đến thăm ngôi nhà sàn, xung quanh nhà là những đống vật liệu xây dựng to tướng, gạch, cát ngổn ngang. Chủ nhân của ngôi nhà là ông A Đức, bà Y Liêu cũng vừa bán ngôi nhà gỗ trắc của mình.

Ngôi nhà của ông A Đức tất cả 20 cột lớn, trong đó có 13 cột làm bằng gỗ trắc, những đầu nậu đến “gạ” là sẽ lấy đi 13 gốc gỗ trắc đó, đổi lại họ sẽ xây dựng lại cho hai ngôi nhà, một nhà xây bằng bê tông, mái lợp tôn và nhà còn lại làm theo kiểu dáng nhà sàn…

Trong đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Ya Chim Phạm Lập cho biết: “Xã đã tổ chức tuyên truyền, vận động bà con đồng bào dân tộc Jơ Rai, Rơ Ngao cần phải bảo tồn, duy tu, bảo dưỡng, bảo tồn nhà sàn truyền thống… nhưng nhiều người dân thấy giá trị của gỗ trắc quá lớn nên họ vẫn bán. Nhà thuộc sở hữu của người dân nên họ có toàn quyền quyết định…”.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.