Kỷ niệm sâu sắc cùng Báo Tiền Phong

Kỷ niệm sâu sắc cùng Báo Tiền Phong
TP - Cuối năm 1994, tôi được giải thưởng Tác phẩm Tuổi xanh về văn xuôi, gặp anh Võ Hồng Tuyến - Trưởng ban Đại diện báo Tiền Phong tại thành phố Hồ Chí Minh- hỏi tôi làm việc ở cơ quan nào. Tôi đáp: “Viết tự do”. Anh bảo: “Ông viết cho Tiền Phong đi”.

Từ đó, tôi trở thành cộng tác viên, rồi phóng viên Báo Tiền Phong.

Tháng 9/2005, khách mời của chương trình Người Đương Thời trên VTV là hai người giữ rừng: nữ công dân Đinh Thị Thu Hường và phóng viên Hồ Việt Khuê.

Tháng 5/1997, được những công dân huyện Tánh Linh dũng cảm dẫn đường, cùng với các đồng nghiệp, tôi lặn lội nhiều ngày trên rừng phòng hộ đầu nguồn thủy điện Trị An.

Qua các bài báo và phim ảnh, tôi đã góp phần đưa ra ánh sáng một vụ phá rừng quy mô bằng cơ giới, có sự cấu kết giữa một số người có trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên rừng và bọn sát hại môi trường, gây thiệt hại hơn 53.000 m3 gỗ. Hai năm sau, cơ quan pháp luật đã tuyên án tổng cộng 225 năm tù cho 35 bị cáo trong vụ án phá rừng Tánh Linh.

Vụ thứ nhất, một người quen biết đã tìm tôi suốt hai tháng trời mới gặp, để trao cho tôi một số tài liệu ban đầu. Vụ thứ hai, một lãnh đạo Tỉnh Đoàn Thanh niên Bình Thuận trao hồ sơ tố cáo cho tôi với lời  dọa yêu: Anh không làm được vụ này thì không xứng đáng là phóng viên của báo Đoàn.

Sở dĩ tôi được bạn đọc, lãnh đạo các cơ quan tin tưởng tiếp xúc, trao đơn tố cáo cũng như tài liệu để viết báo là vì uy tín của tờ báo mà mình đang làm phóng viên. Báo Tiền Phong luôn đi đầu trong đấu tranh chống bất công, tiêu cực trong xã hội là cơ sở để bạn đọc tin tưởng vào phóng viên.

Ngoài ra, mỗi phóng viên phải tạo cho mình một uy tín nhất định để công dân tin tưởng khi gửi gắm tâm tư, trao đổi tài liệu vì việc làm này có thể gây phiền phức, thậm chí nguy hiểm cho họ. Và nhất là phóng viên phải tác nghiệp với tấm lòng trong sáng, không vụ lợi.

MỚI - NÓNG