Kỳ quái kiểu đòi nợ bằng cách... tụng kinh

Kỳ quái kiểu đòi nợ bằng cách... tụng kinh
Mấy ngày nay, tỉnh Bình Dương xôn xao kiểu đòi nợ bằng cách tụng kinh trước cổng căn biệt thự để đòi 5,5 tỷ đồng.

Kỳ quái kiểu đòi nợ bằng cách... tụng kinh

Chủ nợ bị ép trừ nợ vì đi đòi nợ

Mấy ngày nay, tỉnh Bình Dương xôn xao kiểu đòi nợ bằng cách tụng kinh trước cổng căn biệt thự để đòi 5,5 tỷ đồng.

Người phụ nữ có kiểu đòi nợ lạ này là Nguyễn Thị Liễu (ngụ thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đã có buổi tiếp xúc với phóng viên để giải thích sự việc.

Bà Nguyễn Thị Liễu, người nghĩ ra cách đòi nợ kiểu tụng kinh kể về những tháng ngày “hành xác” giữa các con nợ với nhau.
Bà Nguyễn Thị Liễu, người nghĩ ra cách đòi nợ kiểu tụng kinh kể về những tháng ngày “hành xác” giữa các con nợ với nhau..
 

“Tôi mở băng tụng kinh trước cổng căn biệt thự bà Lê Thị Hạnh (chủ công ty TNHH TM Đức Hạnh) để đòi nợ 5,5 tỷ đồng là muốn để bà Hạnh nghe kinh phật mà mở lòng từ bi, hướng thiện rồi trả nợ cho tôi”, bà Liễu lý giải về kiểu đòi nợ trên.

Hành xác lẫn nhau

“Bây giờ tôi không còn đường lùi, tôi muốn xin được chết hay vào tù. Các con nợ bao vây nhà tôi, hăm dọa thuê xã hội đen trả thù... Trong khi, tôi bị bà Hạnh nợ hơn 5,5 tỷ đồng. 2 năm nay tôi không thể nhớ nổi có bao nhiều cuộc đòi nợ bao vây nhà mình. Còn bây giờ tôi trú ngụ trước cổng nhà bà Hạnh vì tôi không còn nhà để về. Ngân hàng xiết nhà rồi”, bà Liễu kể chuỗi ngày tháng khốn cùng trong vòng vây nợ nần - vì người đứng ra thu gom tiêu hạt giao cho bà Lê Thị Hạnh dẫn đến vỡ nợ không đường lùi.

Bà Liễu cho biết, vốn thân quen vì hai gia đình thông gia với nhau (con trai bà Liễu lấy cháu gái bà Hạnh), nên bà có làm ăn với bà Lê Thị Hạnh - chủ công ty chuyên thu mua hạt tiêu xuất khẩu Đức Hạnh (tại xã Lai Uyên, Bến Cát, Bình Dương). Bà Liễu sống tại thủ phủ nổi tiếng hạt tiêu ở huyện Lộc Ninh (Bình Phước) nên làm đầu mối thu gom tiêu cung cấp lại cho bà Hạnh.

Từ năm 2011, bà Liễu bắt đầu thu gom hạt tiêu với giá 150.000 - 160.000 đồng/kg (bình quân 10 tấn có giá 1,5 tỷ đồng). Những lần đầu, bà Hạnh đều trả tiền đầy đủ. Tuy nhiên càng về sau, bà Liễu cung cấp 10 tấn nhưng chỉ nhận ứng trước có 400 - 500 triệu đồng.

Vào tháng 9/2011, bà Liễu gom thêm hơn 50 tấn hạt tiêu nữa cho công ty Đức Hạnh nhưng không nhận được đủ số tiền thanh toán, dẫn đến nợ trên 5,5 tỷ đồng. Đến tháng 6/2013, bà Hạnh viết biên nhận còn nợ của bà Liễu với số tiền 5,5 tỷ đồng rồi hứa trả nhanh. Tuy nhiên bà Hạnh không trả nợ đúng hẹn và tiếp tục... khất nợ.

Rơi vào thế bí, các bạn hàng nhỏ (người đứng ra thu mua tiêu tại các nhà vườn cho bà Liễu ở Lộc Ninh) kéo đến bao vây nhà bà Liễu để đòi tiền. Vì sĩ diện nên bà đi “hốt hụi nóng” lãi suất 15%/tháng để trả nợ. Thậm chí đem cầm cố căn nhà của mình lấy 1 tỷ đồng, rồi đến cầm nhà của mẹ mình để lấp nợ, nhưng không cách nào trả hết. Dùng đầu này đắp đầu kia nên dẫn đến vỡ nợ hơn 10 tỷ đồng.

“Tôi không còn đường lùi nên đưa cả nhà đến trước cổng căn biệt thự mà bà Lê Thị Hạnh còn nợ tôi 5,5 tỷ đồng trong thời gian cung cấp hạt tiêu. Cố thủ 10 ngày nay, lúc đầu bà Hạnh còn cho nước, cho cơm ăn hàng ngày, nhưng mấy ngày nay bà cắt luôn. Tôi không còn hơi sức nữa để kêu la đòi tiền nên chỉ còn cách mở loa tụng kinh”, bà Liễu nói.

Bà Liễu cho biết thêm, kiểu đòi nợ của bà chưa ăn thua gì với cách hàng chục bạn hàng nhỏ đã đòi tiền bà. “Hằng ngày, mấy chục người kéo đến bao vây, chửi bới cả nhà tôi. Có bạn hàng tên Liên (tôi còn nợ 500 triệu đồng) đã đến nhà lăn từ trên xuống bếp, kêu trời kêu đất, khóc lóc thảm thiết mấy ngày liền trong nhà. Tôi phải nấu cơm, pha nước chanh, nước cam để dỗ ngọt cho bà Liên hả giận rồi về...”, bà Liễu kể.

Tụng kinh để con nợ hướng thiện

Bà Liễu khẳng định, bà còn nợ hàng chục người khác khoảng 10 tỷ đồng. Do cuối năm, các chủ nợ thúc ép, nên bà buộc lòng phải gây áp lực mạnh để bà Hạnh trả 5,5 tỷ đồng cho mình, vì thế nghĩ ra cách đòi nợ dùng băng kinh phật mở tụng suốt ngày trước cổng nhà bà Hạnh.

“Tôi lập bàn thờ, mở băng tụng kinh trước cổng căn biệt thự bà Lê Thị Hạnh để bà Hạnh nghe kinh phật mà mở lòng từ bi, hướng thiện rồi trả nợ cho tôi”, bà Liễu lý giải về kiểu đòi nợ của mình.

Liên quan đến vụ này, Công an huyện Bến Cát xác nhận, việc giải quyết vụ nợ nần giữa bà Liễu và bà Hạnh thuộc thẩm quyền của TAND huyện Bến Cát. Tuy nhiên qua thông tin, bà Lê Thị Hạnh cũng bị nợ tứ phía các ngân hàng.

Ngày 3/1, bà Liễu và người con trai cho biết vẫn tiếp tục “cố thủ” trước cổng nhà bà Hạnh để đòi bằng được 5,5 tỷ đồng. “Tôi không đòi tiền nữa, chỉ đòi lại hạt tiêu đã cung cấp cho bà Hạnh", bà Liễu nói và cho biết đến khi có giấy mời của chính quyền huyện Bến Cát để giải quyết thì bà sẽ tự đồng rút lui.

Theo thông báo của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín gửi bà Liễu ngày 8/12/2013, trong vòng 30 ngày (đến ngày 8/1/2014) ngân hàng sẽ khởi kiện, đồng thời niêm phong nhằm phát mại tài sản đảm bảo bao gồm nhà và đất của bà Liễu tại huyện Lộc Ninh đã vay thế chấp 1 tỷ đồng. Bà Liễu cho biết, một ngân hàng khác cũng sắp xiết nợ căn nhà của mẹ ruột của bà ở Bình Dương. Đây là căn nhà mẹ bà Liễu thế chấp vay lấy tiền thanh toán một phần nợ nần cho đối tác mua bán nông sản.

 

Theo Lao Động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".